Làm gì để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp?
Chiều 24/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo “Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp: thực trạng và giải pháp” nhằm lấy ý kiến để hoàn thiện Báo cáo thực trạng - đề xuất các giải pháp nhằm giải chi phí cho doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp đang mất quá nhiều các loại chi phí khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hoat động kém hiệu quả. Do đó, chúng ta cần nỗ lực hết sức để làm như thế nào để giảm chi phí cho doanh nghiệp. “Hiện tại, chúng tôi chưa đong đếm được chi phí của doanh nghiệp, bởi có nhiều chi phí không chính thức và không đáng có. Nếu như doanh nghiệp đưa những chi phí này đem vào sản xuất hay đầu tư vào tài sản vô hình, thì tôi cho rằng tạo sẽ ra được lợi nhuận, lợi suất cao hơn rất nhiều cho nền kinh tế”, bà Tuệ Anh nhấn mạnh. Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, ông Đặng Quang Vinh, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEM nhấn mạnh đến các vấn đề bao trùm, hệ thống gây chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp như: chi phí chính thức của các doanh nghiệp còn nhiều điểm bất hợp lý.Và chi phí không chính thức rất lớn có thể phát sinh ở nhiều công đoạn kinh doanh và trong tất cả các quá trình thực thi quy định pháp luật.
Ông Vinh cũng nhấn mạnh đến việc trong khi các chi phí bất hợp lý chưa được đề cập đầy đủ trong các giải pháp cải cách hiện hành. Nhiều quy định gây chi phí bất hợp lý nhưng chưa được sửa đổi. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực thi pháp luật kinh doanh và các giải pháp cải cách hiện hành có hiệu quả thấp, dẫn đến tình trạng phát sinh chi phí về phía doanh nghiệp và gây lãng phí nguồn lực của nhà nước. Không những thế, chất lượng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh nói riêng chưa đổi mới; chưa thay đổi mạnh mẽ tư duy theo hướng xây dựng thể chế, pháp luật tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có sự thiếu nhất quán trong thực hiện chức năng quản lý giữa các cấp chính quyền; thiếu trách nhiệm giải trình của người đứng đầu và các cơ quan quản lý liên quan; bộ máy thực thi pháp luật kinh doanh còn cồng kềnh, chưa sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, chất lượng đội ngũ công chức thấp… Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra, doanh nghiệp hiện nay đang mất rất nhiều khi chi phí cho những việc như: vay vốn, tiền thuê đất tăng, bảo hiểm xã hội, quỹ công đoàn, chi phí vận tải, logictics, nhiều dịch vụ công mà doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua … Do đó, doanh nghiệp Việt Nam đang mất dần sự cạnh tranh so với doanh nghiệp các nước trong khu vực. Đề xuất các giải pháp nhằm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, ông Đặng Quang Vinh cho biết, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; đồng thời, nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, pháp luật kinh doanh nhằm đảm bảo các yếu tố như: tính đồng bộ, tính nhất quán, tính minh bạch, tính ổn định, tính cần thiết, tính hợp lý và tính hiệu quả. Ông Đậu Anh Tuấn cũng đưa ra các đề xuất giải pháp như: cần rà soát từ thực tiễn, so sánh mức chi phí của doanh nghiệp với các nước trong khu vực; đồng thời, cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; cần kết hợp giữa cơ quan thuế và bảo hiểm xã hội.Bởi, hiện nay, doanh nghiệp đang mất nhiều thời gian vì những báo cáo cho 2 cơ quan này. Về lâu dài, Chính phủ cần thành lập cơ quan kiểm toán đối với những doanh nghiệp này.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, cần thiết lập cơ chế, bộ máy độc lập về kiểm soát chất lượng thể chế kinh doanh và giám sát trách nhiệm thi hành pháp luật của các bộ, ngành và địa phương; đồng thời, tạo kênh tiếp nhận và xử lý hiệu quả thông tin phản ánh của doanh nghiệp trong quá trình thực thi tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, cần đổi mới thực chất bộ máy hành chính thực thi pháp luật kinh doanh, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và tiếp tục cải cách cơ chế điều phối, phối hợp liên cấp, liên ngành…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Kinh nghiêm đơn giản hoá thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp
15:01' - 24/08/2017
Hội thảo về đơn giản hoá thủ tục đăng ký và thành lập do Uỷ ban Kinh tế của APEC tổ chức đã diễn ra vào ngày 24/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển
13:32' - 23/08/2017
Ngày 23/8, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến chủ đề “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển”.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển?
13:25' - 23/08/2017
Muốn tăng cường hiệu quả các biện pháp phục vụ doanh nghiệp thì phải bảo đảm thực hiện đầy đủ quy định, nội dung cũng như chỉ đạo của Chính phủ và đúng tiến độ đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tiêu chuẩn, kỹ thuật quốc tế
17:28' - 22/08/2017
Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần chủ động hơn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường xuất khẩu cũng như trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng thuế giá trị gia tăng: Cân nhắc để tránh gây thêm sức ép cho doanh nghiệp
17:26' - 21/08/2017
Bộ Tài chính vừa có đề nghị nâng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo hai phương án. Tuy nhiên, có ý kiến trái chiều cho rằng, cần có sự cân nhắc, để tránh gây thêm sức ép cho doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43'
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42'
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23'
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40'
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07'
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.