Làm gì để “Chắp cánh” cho kinh tế tư nhân: Bài 2: Dỡ rào cản, gỡ nút thắt thể chế
“Về phía Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, cần có sự đột phá trong tư duy và hành động, kiên trì đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thật tốt luật pháp, cơ chế chính sách phù hợp với quy luật thị trường và thông lệ, chuẩn mực quốc tế; xóa bỏ mọi định kiến, rào cản; cải cách mạnh các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển”, đó là một phần nội dung trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc phát triển kinh tế tư nhân.
Có thể thấy rằng, nếu xóa bỏ định kiến chính là việc thay đổi tư duy, thì việc dỡ bỏ rào cản, gỡ nút thắt thể chế đòi hỏi hành động cụ thể để sửa đổi, bổ sung các quy định, các cơ chế, chính sách đang cản trở khu vực kinh tế này phát triển. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan thực thi, mà trước hết là từ Chính phủ và các bộ ngành.
Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế tư nhân thực sự tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, cho người dân, nhưng phải hành động như thế nào để Nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh nhất. Rào cản về định kiến được xóa bỏ, nhưng chính sách phải được vạch ra ngay lập tức và đó là vai trò quan trọng của một Chính phủ kiến tạo.
Gỡ nút thắt thể chế
Hai tháng sau nhiệm kỳ mới, tại Hội nghị về cải cách hành chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn nói với đại diện các bộ, ngành, chính quyền địa phương rằng: Tăng trưởng kinh tế của đất nước là do người dân và doanh nghiệp làm ra. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ là ban hành cơ chế chính sách, pháp luật, đặc biệt là kịp thời tháo gỡ cơ chế, chính sách chưa phù hợp tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
“Thể chế do chúng ta nghĩ ra nhưng mà chúng ta lại sợ nó. Thể chế ràng buộc sự phát triển thì phải bãi bỏ ngay, đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ nó một cách vô lý”. Đây là nỗi trăn trở lớn mà Thủ tướng thường chia sẻ và chỉ đạo mỗi khi chủ trì những hội nghị, buổi làm việc mà các ngành, địa phương còn đang loay hoay tìm hướng ra cho phát triển.
Từ quyết tâm của Người đứng đầu Chính phủ, một tư duy mới về tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế đã được hình thành, xóa bỏ tâm lý xem nhẹ, trì trệ trong xây dựng văn bản quy phạm trước đó.
Đổi mới đầu tiên và ở cấp Trung ương bắt nguồn từ Chính phủ với động thái thay đổi nội dung làm việc trong các Phiên họp Chính phủ với phần họp về xây dựng thể chế được đôn lên đầu tiên rồi mới đến nội dung kinh tế-xã hội.Sự thay đổi tưởng chừng như “bình thường” này lại chứa đựng một điều khẳng định lớn lao, thể hiện một cái nhìn thấu đáo của Thủ tướng và tập thể Chính phủ: Mọi cải cách, sáng tạo phải khởi đầu từ thể chế.
Mang một ý nghĩa tơ lớn hơn, mục tiêu “chắp cánh” cho kinh tế tư nhân cũng vậy, phải bắt đầu từ rà soát, tháo gỡ và hoàn thiện khung pháp lý vốn đang chứa đựng những rào cản kìm hãm sự phát triển của thành phần kinh tế này.
Những số liệu thống kê cho thấy một lượng công việc khổng lồ dưới sự đôn đốc thường xuyên và quyết liệt của Thủ tướng và Tổ công tác của Chính phủ đã được các bộ, ngành, địa phương ngày đêm giải quyết với nỗ lực và tiến độ cao nhất.
Trong hơn 1 năm qua, Chính phủ đã ban hành tới 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh; tập trung cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cùng với các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất.
Một ví dụ hết sức sinh động, minh chứng cho khẩu hiệu “chuyển lời nói thành hành động” của Thủ tướng trong việc gỡ nút thắt thể chế, xóa bỏ quy định cũ kỹ, kìm kẹp doanh nghiệp diễn ra ngay tại hội nghị “Diên Hồng” lần thứ 2 với doanh nghiệp.
Viện dẫn lại những quy định ràng buộc điều kiện kinh doanh chặt chẽ trong điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc than thở: "Ngay cả Boeing nếu muốn đầu tư vào Việt Nam cũng bó tay". Đúng 3 ngày sau đó, dưới sự chỉ đạo ngay lập tức của Thủ tướng, Bộ Khoa học và Công nghệ phát đi thông tin về việc sửa đổi quy định này.
“Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc so sánh như vậy khi chỉ đạo công tác quản lý, điều hành và xây dựng thể chế.
Những chỉ đạo “đúng địa chỉ”, kịp thời và dứt khoát từ Chính phủ đã đánh trúng “yếu huyệt” của thể chế; từng bước khắc phục được tình trạng “trên bảo, dưới không nghe”, “trên nóng, dưới lạnh” đang diễn ra ở nhiều nơi và quan trọng hơn, những hành động quyết đoán ấy đã củng cố và lan tỏa nhanh chóng niềm tin của doanh nghiệp về một môi trường kinh doanh thân thiện, cởi mở và cầu thị.
Sóng sau nối sóng trước, việc xóa bỏ các quy định rườm rà về thủ tục hành chính đã được triển khai đồng loạt ở nhiều bộ, ngành, địa phương với sự ra đời của các trung tâm hành chính công. Qua đó, góp phần giảm thiểu thời gian đi lại và sự phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực: đăng ký kinh doanh, kê khai thuế; tiếp cận các dịch vụ công, hải quan…
Theo thống kê, những chi phí này đang có xu hướng giảm nhanh, cụ thể là năm 2015 là 28%, năm 2016 giảm còn 18,8%, năm 2017 và những năm tiếp theo tiếp tục giảm.
Đánh giá về công tác hoàn thiện thể chế, Thủ tướng nhìn nhận: Trong một năm qua, Chính phủ và các địa phương đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”.
Không chỉ có vậy, việc thành lập Tổ công tác theo dõi, kiểm tra các ngành, các địa phương – một sáng kiến hết sức hữu dụng, cũng mang dấu ấn của nhiệm kỳ đã đạt được kết quả bước đầu rất ấn tượng. 4.500 thủ tục đã xử lý và bãi bỏ; trong 1.100 kiến nghị của doanh nghiệp, đã xử lý được 850 (77,5%). Có đến 75% các doanh nghiệp được khảo sát nói rằng kết quả cải cách đã tích cực.
Công bằng trong phân bổ nguồn lực
Nhìn vào bức tranh cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, không khó để nhận thấy, cơ chế phân bổ nguồn lực đang là “điểm nghẽn” cần dỡ bỏ nhất nếu muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và cơ chế đó phải theo quy luật thị trường.
Bởi suy cho cùng, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều cần môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh, nhưng trông chờ nhất vẫn là các doanh nghiệp khối dân doanh.
“Đoạn tuyệt với quy hoạch phi thị trường”; “chống xin-cho, ban phát, chống lợi ích nhóm”, là những phát ngôn mạnh mẽ của Thủ tướng khi chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng với chủ trương đem lại sự công bằng giữa các thành phần kinh tế bất kể là doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân.
Đối chiếu với chủ trương, để khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nghị quyết 10 đã đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp lớn, trong đó nổi bật là “tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân”.Theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc tăng cường khả năng cho khu vực kinh tế tư nhân được tiếp cận các nguồn lực đa dạng hơn, bình đẳng hơn có ý nghĩa mang tính quyết định.
Nhưng muốn làm được điều này, điều kiện hàng đầu là phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các nguồn lực của đất nước như: Đất đai, tài nguyên, môi trường, vốn và phải đảm bảo sao cho kinh tế tư nhân được tiếp cận những nguồn lực này bình đẳng với các thành phần khác.
Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp lần thứ 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết, Chính phủ sẽ nỗ lực hơn trong xóa bỏ bất bình đẳng công - tư, thu hồi nguồn lực đang được sử dụng lãng phí để phân bổ lại nhằm cải thiện năng suất. Theo định hướng của Chính phủ, các nguồn lực sẽ được chuyển giao cho các thành phần kinh tế để tối ưu hóa, chứ không chỉ ưu tiên cho doanh nghiệp Nhà nước. “Một Chính phủ không hướng về nhân dân thì người dân không ủng hộ”, Thủ tướng nói. Bình đẳng về cả cơ hội và chế độ đối xử, đó mới là điểm mấu chốt để kinh tế tư nhân tư tin dấn thân, mạnh dạn đầu tư và phát triển, đóng góp của cải vật chất cho xã hội. Dẫu rằng, cạnh tranh là quy luật sinh tồn, nhưng đây cũng nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường.Vai trò của Chính phủ hành động trong vấn đề này là phải xây dựng và thực thi cơ chế cạnh tranh lành mạnh, tránh tuyệt đối sự độc quyền và lợi ích nhóm; đảm bảo cho một sân chơi minh bạch, công bằng và lành mạnh ./.( còn tiếp)
Bài 3: Khi Thủ tướng làm tiếp thịTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để “chắp cánh” cho kinh tế tư nhân: Bài 1: Sự lựa chọn đột phá
17:00' - 02/08/2017
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nằm rất nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân và những gì tư nhân có thể làm tốt thì Nhà nước tạo điều kiện cho tư nhân làm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính phủ kiến tạo hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới
14:39' - 31/07/2017
“Chính phủ kiến tạo hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, rập khuôn, thiếu chuẩn mực...”
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế tư nhân - đã đến thời điểm vàng
10:39' - 31/07/2017
Một trong những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển và lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân chính là vấn đề tri thức và chất lượng nguồn nhân lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 9.500 tỷ đồng làm tuyến đường ven biển thành phố Phan Thiết
11:06'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển qua trung tâm thành phố Phan Thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ
10:23'
Từ ngày 19-22/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên ngày 22/5 đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick tại trụ sở Bộ Thương mại Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung diện tích rào chắn phục vụ khoan hầm dự án đường sắt đô thị
08:21'
Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép bổ sung diện tích rào chắn thi công và phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
08:19'
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.