Kinh tế tư nhân - đã đến thời điểm vàng
Một trong những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển và lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân chính là vấn đề tri thức và chất lượng nguồn nhân lực. Kéo theo đó là những quan ngại về trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam đối với nền kinh tế số trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cũng như khả năng thích ứng và cạnh tranh trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.
Bên lề Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2-năm 2017 với chủ đề "Chương trình hành động của khu vực tư nhân từ Nghị quyết Trung ương 5" đang diễn ra sáng nay 31/7, do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ông Ngô Thanh Hải, Chuyên gia huấn luyện hệ thống điều hành doanh nghiệp, đại diện Tổ chức Action Coach đã có những chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam. Đồng thời, khuyến nghị về một số giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc nêu trên và tạo đà đột phá cho khu vực tư nhân khẳng định được vai trò, cùng những đóng góp của mình đối với sự phát triển chung của nền kinh tếPhóng viên: Ông đánh giá thế nào về vai trò và tầm quan trọng của khu vực tư nhân, nói chính xác hơn là lực lượng doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế?
Chuyên gia Ngô Thanh Hải: Qua các báo cáo và kết quả khảo sát do các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện và được trình bày tại diễn đàn sáng nay thì mỗi năm, khu vực kinh tế tư nhân đang tạo ra 1,2 triệu việc làm cho người lao động; chiếm gần 85% doanh nghiệp của toàn nền kinh tế; đóng góp khoảng 40% GDP, 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp và khoảng 80% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ... Chừng ấy con số đủ để nói lên những đóng góp không hề nhỏ của khu vực tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định đời sống an sinh xã hội. Theo tôi thấy, không nằm ngoài quy luật vận động và phát triển thì giờ đã đến thời điểm vàng của các doanh nghiệp tư nhân. Vậy, hãy dành cho họ những điều kiện tốt nhất giúp thúc đẩy cơ hội phát triển của họ và cũng là tạo nên động lực bứt phá cho nền kinh tế. Phóng viên: Thực ra trong nhiều năm qua khu vực tư nhân luôn được đánh giá cao và tạo nhiều thuận lợi, song vì đâu mà khu vực này chưa có những đột phá để khẳng định dấu ấn của mình, thưa ông? Chuyên gia Ngô Thanh Hải: Công bằng mà nói, kinh tế tư nhân mới được nhắc đến nhiều trong khoảng vài năm trở lại đây và đặc biệt được nhấn mạnh tầm quan trọng trong nội dung của Nghị quyết Trung ương 5. Cùng với đó là sự quyết liệt của Chính phủ với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, thể hiện rõ qua việc triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trương kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Chừng ấy năm và chừng ấy hành động, nỗ lực để gây dựng một cộng đồng gồm hơn 500.000 doanh nghiệp tư nhân như hiện có cũng là điều rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để thực sự trở thành một quốc gia kiến tạo, nơi mà mọi doanh nghiệp đều có cơ hội phát triển và đi lên bằng thực lực; nơi mà các doanh nghiệp dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng đều được ứng xử công bằng và đều cảm giác không bị phân biệt hay coi nhẹ; nơi mà mọi rào cản về điều kiện kinh doanh không khiến nhụt ý chí của những ai có tinh thần khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh... thì đòi hỏi cả hệ thống chính trị. Cụ thể là Chính phủ và mọi cấp, ngành đều phải cùng chung nhận thức và hành động vì doanh nghiệp; vì sự phát triển thực sự của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó mới chỉ là 50% yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng này trong nền kinh tế. Phóng viên: Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này? Chuyên gia Ngô Thanh Hải: Muốn lớn mạnh, doanh nghiệp phải tự cường trên đôi chân của chính mình. Tôi muốn lưu ý một điều, lâu nay, đâu đó trong số nhiều doanh nghiệp vẫn mang tâm lý ỷ lại, chờ đợi hỗ trợ hoặc đổ lỗi cho cơ chế chính sách. Nền kinh tế nào cũng vậy, đều phải trải qua những giai đoạn sơ khai, hình thành và dần hoàn thiện. Các doanh nghiệp cũng vậy, cần liên tục đổi mới và cập nhật mới mong tồn tại và phát triển. Tôi nhận thấy rằng, điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước hiện nay là chưa có những nhìn nhận đúng đắn và sự đầu tư tương xứng để nâng chất cho doanh nghiệp của mình. Nâng chất cần được hiểu theo nghĩa rộng, gồm trình độ của người lao động; năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý; khả năng quản trị doanh nghiệp của những người đứng đầu...Quan trọng nhất là việc kiểm soát được năng lực cạnh tranh của chính mình; định vị được mình đang ở đâu; tầng nấc nào trên thị trường và ai có thể là đối thủ cạnh tranh ngang mình hoặc cao hơn hoặc thấp hơn... để có những kế hoạch, định hướng đối phó và thích ứng.
Thực ra, chưa có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền đầu tư hay xây dựng hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có hệ thống tự vận hành như một chiếc đồng hồ. Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống tự vận hành. Đây là một đòn đẩy giúp doanh nghiệp như một chiếc bánh đà không ngừng gia tăng tốc độ trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có các đòn bẩy về con người và đào tạo là việc chuẩn bị cho tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo cho toàn bộ hệ thống nhân lực. Điều được coi là yếu tố nền tảng của mọi nền kinh tế tri thức hiện nay. Các đòn bẩy về kiểm tra, đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, của hệ thống bộ máy... Trong một nền kinh tế số và cuộc cách mạng 4.0 đang gõ cửa mọi quốc gia thì tất cả các mô hình gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh đều cần vận hành theo những quy trình hoặc đảm bảo tuân thủ những quy định; quy chuẩn hay tiêu chuẩn nhất định. Đó cũng là yếu tố để xác định giá trị.Có thể là giá trị của mỗi sản phẩm trên thị trường; có thể là giá trị của từng doanh nghiệp và cũng có thể là của cả nền kinh tế trong sự phát triển chung của toàn cầu. Việt Nam muốn hội nhập và thi triển mình trên sân chơi toàn cầu không thể đứng ngoài xu thế chung ấy.
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hãy nỗ lực trang bị kiến thức; cập nhật thông tin công nghệ; chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết và sẵn sàng nội lực để bước vào kỷ nguyên này. Kỷ nguyên của công nghệ. nhưng phải do con người làm chủ bằng tri thức. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông! Thạch Huê ( Thực hiện)Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
"Kinh tế tư nhân, hãy ra khơi mạnh mẽ hơn nữa!"
09:54' - 31/07/2017
"Kinh tế tư nhân, hãy ra khơi mạnh mẽ hơn nữa!" là thông điệp vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam – lần thứ 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển
15:48' - 22/06/2017
Sáng 22/6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017 nhằm thảo luận tìm giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân.
-
Doanh nghiệp
Gỡ bỏ nhiều rào cản đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
18:57' - 14/06/2017
Đến hẹn lại lên, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017 (VBF2017) sắp diễn ra trong 2 ngày tới tại Hà Nội. Đây là sự kiện được mong đợi nhất trong năm của cộng đồng doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế
15:31' - 06/06/2017
Toàn văn Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.