Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Sau khi trực tiếp đi thị sát bằng trực thăng các khu vực bị ảnh hưởng và tác động bởi biến đổi khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sáng 27/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Cần Thơ.
Đây là hội nghị có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và được kỳ vọng sẽ mở ra những chính sách mang tính đột phá biến thách thức thành cơ hội, chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại một sinh kế lâu dài cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng điều hành phiên thảo luận sáng 27/9 có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng. Dự phiên thảo luận có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong khu vực và nhiều chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành.
Đáng chú ý dự hội nghị có Phó Cao ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan Hermen Borst; các vị Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đông đảo các doanh nghiệp, đối tác phát triển trong và ngoài nước.
Trước đó, trong ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ: Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng đã chủ trì các phiên thảo luận chuyên đề bàn về tổng quan, thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển; quy hoạch tổng thể; việc huy động điều phối nguồn lực; chính sách phát triển nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ, có sản lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam. Nhưng, những ưu thế tự nhiên cho phát triển trước đây nay đang thay đổi dưới tác động ngày một nghiêm trọng hơn của biến đổi khí hậu.Nước biển dâng tác động lớn tới tài nguyên đất, làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh hoạt, sinh kế và đời sống của người dân nơi đây.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả 3 phiên thảo luận trước đó với nhiều ý kiến tham luận quan trọng đánh giá tổng thể và đề xuất nhiều mô hình phát triển quan trọng đối với mô hình phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhắc lại chuyến thăm chính thức Hà Lan tháng 7/2017 và chuyến thị sát bằng trực thăng ngày 26/9 các điểm chịu tác động bởi biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các giải pháp phi công trình, giải pháp công trình trong việc xây dựng quy hoạch phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu. Cho rằng nếu không tổ chức tốt mô hình sản xuất phù hợp, sẽ phải trả giá đắt với thiên nhiên, Thủ tướng đề nghị cần tìm ra lối đi, cách làm tốt nhất, khoa học nhất, phù hợp nhất, trong đó vấn đề đổi mới tư duy, hành động của hệ thống chính trị và người dân có ý nghĩa rất lớn.Bày tỏ lạc quan về tương lai của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng nêu rõ, tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở làm cho đất và nước điều hòa để nâng cao đời sống của nhân dân.
Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cam kết với quyết tâm chính trị cao, kiến tạo cơ chế thuận lợi, huy động sự tham gia của mọi người dân, của doanh nghiệp và các đối tác quốc tế, huy động nguồn lực cần thiết có thể được, cụ thể hóa thành các hành động, thực hiện các sáng kiến, các nhiệm vụ, giải pháp từ hội nghị này cho quá trình phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long với tầm nhìn hết thế kỷ này, biến thách thức thành thời cơ, chủ động sống chung với lũ… “Tôi không cho rằng đây là nguy cơ, mà là thách thức mà thôi”, Thủ tướng chia sẻ. Từ đó Thủ tướng đặt ra yêu cầu Hội nghị phải đưa ra được các quyết sách mới, có tính hệ thống chiến lược, đột phá về quan điểm phát triển, định hướng ưu tiên, quy hoạch phân vùng lãnh thổ, đề xuất được các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các bên và toàn xã hội. Trên cơ sở kết quả các phiên thảo luận, Thủ tướng đề nghị Hội nghị xác định rõ tất cả thách thức mang tính sống còn mà Đồng bằng Sông Cửu Long đang đối mặt và phải vượt qua trong thời gian tới, trong đó cần có đầy đủ căn cứ khoa học, thực tiễn khách quan, có tính đến các kịch bản biến đổi khí hậu và những tác động từ bên ngoài. Trên cơ sở nhận định về các xu thế, thách thức và cơ hội, cần chỉ ra quan điểm chỉ đạo đối với việc định hình chuyển đổi mô hình phát triển, đặc biệt liên quan đến việc sắp xếp quy hoạch lại không gian lãnh thổ cho các tiểu vùng kinh tế sinh thái như nước mặn, nước ngọt, nước lợ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, lao động, kết cấu hạ tầng, định hướng đầu tư, bảo đảm sự phát triển tổng thể, kết nối trong toàn vùng, kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bảo tồn những giá trị cơ bản, cốt lõi của Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó là cần xác định các nhóm giải pháp cấp bách, chiến lược lâu dài, các chương trình, các đề án, các nhiệm vụ ưu tiên cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn; các xu thế biến đổi chính, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính tổng thể, đồng bộ, kém hiệu quả như vừa qua.Hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, tạo đột phá trong huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển nhân lực, phát triển thị trường, khuyến khích hỗ trợ sự thu hút, sự tham gia tích cực của người dân, của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
“Tinh thần là cái gì tư nhân làm được thì khuyến khích tư nhân bỏ tiền của ra làm, cùng với một số hạ tầng, công trình mà chúng ta thấy bức xúc mà Nhà nước đảm nhận”, Thủ tướng chỉ đạo.Trong quá trình đó, phải huy động được sự tham gia hiệu quả của các đối tác quốc tế, đặc biệt là tăng cường sự hợp tác trong tiểu vùng Sông Mekong cũng như gắn kết với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu ở Việt Nam với khu vực và toàn cầu, cũng như có giải pháp để tận dụng được những thành quả của cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư để ứng dụng vào mô hình chuyển đổi cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng cũng chỉ đạo xây dựng một cơ chế điều phối, tổ chức thực hiện đủ mạnh và hiệu quả để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo dõi, giám sát quá trình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Về phương pháp làm việc, Thủ tướng yêu cầu phát huy tinh thần dân chủ, cùng hợp tác.Thủ tướng cũng mong muốn lắng nghe những ý kiến phản biện của các chuyên gia đối với những đề xuất của Chính phủ, để cùng thảo luận, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất.
Được coi như một “hội nghị Diên Hồng” đối với tương lai của khu vực kinh tế nông nghiệp nòng cốt của đất nước, hội nghị không chỉ hệ thống hóa những dữ liệu khoa học, quy mô và đầy đủ nhất mà còn được kỳ vọng sẽ đưa ra một mô hình phát triển biến thách thức thành cơ hội, vì tương lai tốt đẹp hơn cho người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến cuối phiên thảo luận, chiều 27/9, Thủ tướng sẽ có bài phát biểu kết luận, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương./.>>> Thủ tướng thị sát khu vực ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
>>> Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam về các lĩnh vực tài chính và kỹ thuật
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững ĐBSCL: Cần cân bằng yêu tố kinh tế, xã hội và môi trường
21:37' - 26/09/2017
Vì có nhiều yếu tố bất định, các địa phương cần tính toán cán cân được – mất trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Cao Ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan
18:50' - 26/09/2017
Chiều 26/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Cao ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan Hermen Borst.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng thị sát khu vực ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
18:24' - 26/09/2017
Chiều 26/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đi thị sát bằng trực thăng các khu vực bị ảnh hưởng và tác động bởi biến đổi khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Hungary kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam
14:26' - 26/09/2017
Ngày 26/9, Thủ tướng Hungary Orbán Viktor đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 -26/9/2017, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
-
Kinh tế Thế giới
Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam về các lĩnh vực tài chính và kỹ thuật
12:25' - 26/09/2017
Đây là khẳng định của bà Lucia Bergfeld, Tham tán Phát triển, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Đức tại Việt Nam ở Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).