Làm gì để tăng xuất khẩu nông lâm sản vào thị trường Nga?
Chiều 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức “Diễn đàn trực tuyến thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt Nam - Liên bang Nga”.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Trần Thanh Nam, Việt Nam hiện nay đang giữ vị trí số 1 về kim ngạch thương mại với Liên bang Nga trong số các quốc gia của khu vực Đông Nam Á và là đối tác thương mại thứ 6 của Liên bang Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Kim ngạch thương mại Việt - Nga hai chiều giai đoạn 2018-2020 vào khoảng 4,5 tỷ USD/năm; trong đó nông sản chiếm khoảng 18-20%, tương đương 900 triệu USD/năm.
Trong 10 tháng năm 2021, dù dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt khoảng 469 triệu USD tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu Việt Nam sang Nga chủ yếu là các mặt hàng thủy sản, cà phê, điều, trái cây, chè, gỗ, gạo; đồng thời nhập khẩu từ Nga chủ yếu là thủy sản, lúa mỳ, phân bón, gỗ và gần đây là các sản phẩm thịt, sữa. “Hai bên cần chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng được lợi thế so sánh và các sản phẩm thế mạnh, đặc biệt là biến “thách thức thành cơ hội” trong bối cảnh COVID-19”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Sergey Lvovich Levin đánh giá, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (AEAU) đã mở ra cơ hội về thương mại mạnh mẽ cho 2 nước.Việt Nam là một trong những thị trường năng động và phát triển trong khu vực. Thời gian qua, mặc dù đại dịch COVID-19 nhưng thương mại nông nghiệp giữa hai nước vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Hai nước có thể phát triển thương mại nông nghiệp lên mức độ mới.
Ông Dương Hoàng Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga cho biết, nhờ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu nên hầu hết các sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam sang Nga có mức thuế bằng 0%; trong khi đó sản phẩm từ các nước khác có mức thuế thông thường nên hàng hóa Việt Nam thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có lượng lượng doanh nghiệp xâm nhập sâu vào thị trường Nga. Để tiếp tục thúc đẩy thương mại nông, thủy sang Nga, các doanh nghiệp cần tham gia vào các triển lãm lớn của Nga hàng năm để tìm hiểu thị trường. Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu thị trường thì sẽ tăng được lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp Việt tìm hiểu thị trường tại Nga còn hạn chế. “Doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư vào Nga các sản phẩm có lợi thế như cà phê, thủy sản, sản phẩm trái cây chế biến… Nếu doanh nghiệp chỉ xuất khẩu hàng thô thì giá trị rất thấp”, ông Dương Hoàng Minh nhấn mạnh. Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, Nga là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam với sức tiêu thụ lớn. Từ khi có Hiệp định EAEU mở ra cơ hội cũng như thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định về an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng… tương đối chặt chẽ theo các quy định riêng của Nga. Số lượng doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Nga còn hạn chế, với thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài. Việc giải trình và khắc phục đối với những lô hàng bị cảnh báo, gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu của doanh nghiệp… vẫn còn kéo dài, chưa được xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu của doanh nghiệp.Điển hình như có 22 doanh nghiệp cá tra được phép xuất khẩu vào Nga, nhưng trong số đó có 10 doanh nghiệp bị tạm ngưng xuất khẩu thì có doanh nghiệp từ năm 2014 vẫn chưa được tháo gỡ.
Theo bà Tô Tường Lan, các cơ quan hai nước cần tăng cường trao đổi hợp tác, đánh giá, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thương mại trong thời gian tới; rút ngắn thời gian giải trình lô hàng bị cảnh báo để các doanh nghiệp sớm xuất khẩu trở lại.Cơ quan Kiểm dịch động vật Liên Bang Nga (FSVPS) tăng số lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép vào thị trường Nga. Hai bên có thể thúc đẩy thanh toán song phương bằng nội tệ.
Trước tình trạng chi phí vận tải biển tăng mạnh, bà Tô Tường Lan kiến nghị việc mở thêm vận chuyển bằng đường tàu hỏa để giảm áp lực về đường tàu biển hiện nay. Qua diễn đàn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá, nhu cầu thương mại nông, thủy sản các doanh nghiệp giữa hai nước rất lớn. Tuy nhiên, kim ngạch trên vẫn còn thấp so với kỳ vọng và mục tiêu phấn đấu giữa hai nước. Các doanh nghiệp hai bên cần lưu ý và tận dụng lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu. Thứ trưởng Trần Thanh Nam hi vọng trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Liên bang Nga thời gian tới, cơ quan chức năng của hai nước tiếp tục rà soát quy định về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh thực phẩm nhập khẩu và điều chỉnh phù hợp với các quy định của quốc tế.Mở rộng danh sách các doanh nghiệp của hai nước xuất khẩu các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật; xử lý hồ sơ mở cửa thị trường; thỏa thuận các giấy chứng nhận tương đương.
Hai bên tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ./.- Từ khóa :
- thủy sản
- nông sản
- việt nam nga
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ và Liên bang Nga
19:13' - 22/11/2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ và Liên bang Nga từ ngày 25/11/2021 đến ngày 2/12/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra diễn đàn trực tuyến thúc đẩy thương mại nông, thủy sản Việt Nam - Nga
11:43' - 22/11/2021
Diễn đàn nhằm kết nối các doanh nghiệp hai nước đến gầnnhau, thúc đẩy giao thương và gia tăng kim ngạch nông sản, hướng tới mục tiêu tổng kim ngạch thương mại 10 tỷ USD mà hai nước đang phấn đấu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản
21:16' - 14/07/2025
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bàn mở rộng cao tốc: Cú hích hạ tầng vùng Tây Nam Bộ
20:38' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang đã làm việc với Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) về Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
19:38' - 14/07/2025
Thị trường Halal toàn cầu hiện có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, với lượng người tiêu dùng hiện hơn 2 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34' - 14/07/2025
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04' - 14/07/2025
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao tại khu vực ô nhiễm
16:19' - 14/07/2025
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ gỡ vướng dự án, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
15:18' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu có buổi làm việc với các sở, ngành thành phố về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Khẩn trương hành động cho vùng phát thải thấp
13:09' - 14/07/2025
Từ nay đến ngày 1/7/2026 không còn nhiều, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời có các biện pháp tăng cường giao thông công cộng.