Lạm phát kéo lùi doanh số bán hàng may mặc tại Hàn Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, dữ liệu công bố ngày 1/12 cho thấy người Hàn Quốc ngày càng chi tiêu ít hơn cho đồ may mặc, trong đó có quần áo, giày dép trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao, kéo theo nhu cầu trong nước trì trệ.
Cơ quan Thông tin Thống kê Hàn Quốc (KSIS) cho biết hàng may mặc chiếm 3,9% trong tổng số tiền 2,907 triệu won (khoảng 2.000 USD) mà các hộ gia đình chi tiêu trung bình hằng tháng trong quý III/ 2024. Tỷ lệ này đánh dấu mức thấp kỷ lục kể từ khi dữ liệu liên quan được tổng hợp. Quần áo đứng đầu danh sách các mặt hàng mà người tiêu dùng “bỏ qua” khi chi phí sinh hoạt tăng cao.
KSIS lưu ý rằng tỷ lệ trên dao động từ 7-8% trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2016, nhưng đã giảm xuống do lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng sau đó. Tỷ lệ này là 6% trong 3 tháng cuối năm 2023 và giảm xuống 4,4% trong quý I/2024 và đạt 5,4% trong quý II/2024.
Hiệp hội Thương gia Hàn Quốc (KMA), một nhóm vận động cho các chủ cửa hàng nhỏ, cho biết biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân khiến nhu cầu may mặc giảm. Cụ thể, mùa Xuân và mùa Thu đang ngắn lại, thời tiết ngày càng nóng hơn, khiến người dân không cần mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm. Không chỉ vậy, già hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp cũng ảnh hưởng đến doanh số bán hàng may mặc.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc xem xét công bố vùng thảm họa với các khu vực thiệt hại nặng vì tuyết
22:34' - 01/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Nội vụ Hàn Quốc ngày 1/12 cho biết đã thành lập lực lượng đặc nhiệm để hỗ trợ khắc phục hậu quả của trận tuyết rơi dày bất thường cuối tháng 11 vừa qua.
-
Doanh nghiệp
EU thông qua vụ sáp nhập hai hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc
08:54' - 29/11/2024
Hãng hàng không Korean Air Co. của Hàn Quốc ngày 28/11 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn thỏa thuận cho phép hãng này sáp nhập với đối thủ Asian Airlines Inc cũng của Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Chặn đứng 40.000 gói rong biển trôi nổi chuẩn bị tuồn ra thị trường
15:47'
Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phát hiện 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc chuẩn bị tuồn ra thị trường tiêu thụ. Vụ việc cho thấy tình trạng gian lận thương mại đang diễn biến phức tạp.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng về thỏa thuận Mỹ-Iran khiến dầu châu Á rớt giá
15:03'
Chiều 15/5, giá dầu tại thị trường châu Á giảm khoảng 2 USD giữa kỳ vọng về một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng giữa Mỹ và Iran.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đảo chiều tăng trở lại từ 15h chiều nay 15/5
14:51'
Giá các loại nhiên liệu chủ yếu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả… đã đảo chiều tăng trở lại từ 15 giờ hôm nay 15/5 sau 2 kỳ điều hành liên tục giảm giá.
-
Hàng hoá
Xử lý gần 800 kg thịt lợn bẩn trước khi ra thị trường
14:42'
Lực lượng chức năng Vĩnh Phúc vừa kiểm tra đột xuất một nhà hàng tại TP Vĩnh Yên và phát hiện gần 800 kg thịt lợn bốc mùi, không có dấu kiểm soát giết mổ và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Hàng hoá
Gạo Mỹ chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản
13:19'
Các nhà bán lẻ Nhật Bản đang chuyển sang gạo Calrose trồng tại California (Mỹ) để thay thế gạo Nhật Bản, loại gạo hiện rất đắt và khan hiếm.
-
Hàng hoá
Giá cát xây dựng tăng đột biến tại Đắk Nông
12:36'
Hơn 1 tuần nay, giá cát xây dựng tại tỉnh Đắk Nông tăng đột biến khiến nhiều nhà thầu xây dựng điêu đứng.
-
Hàng hoá
Phát hiện 600 kg măng tươi không rõ nguồn gốc xuất xứ
11:52'
Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến, kinh doanh măng tươi phát hiện 600 kg măng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
Hàng hóa giảm điểm trên toàn thị trường giao dịch
09:58'
Sắc đỏ chiếm ưu thế trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, cà phê Arabica hợp đồng tháng 7 trên sàn ICE US giảm 3,07% còn 8.042 USD/tấn; cà phê Robusta trên sàn ICE EU giảm 2,32% về 5.010 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh
07:27'
Giá dầu giảm nhẹ phiên 14/5 sau khi dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này bất ngờ tăng trong tuần trước, làm dấy lên lo ngại trong giới đầu tư về tình trạng dư thừa nguồn cung.