Lạm phát làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Canada
Tác động ngày càng rõ rệt của lạm phát đã buộc nhiều người dân Canada phải cắt giảm những chi tiêu không thiết yếu để có thể trả được những khoản vay thế chấp đang bị đội lên do lãi suất tăng và mua được những nhu yếu phẩm thiếu yếu liên tục bị đẩy giá.
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, bức tranh bán lẻ hiện nay ở nước này đang cho thấy xu thế đảo ngược hoàn toàn so với những gì đã diễn ra trong đại dịch COVID-19 khi các chuỗi cung ứng phải chật vật để đáp ứng một phần nhu cầu đối với những mặt hàng không thiết yếu nhưng có giá trị lớn như thiết bị gia dụng, đồ nội thất, xe đạp hay thiết bị ngoài trời để giúp mọi người giải trí trong thời gian hạn chế đi lại.
Số liệu từ báo cáo của tập đoàn bán lẻ Canadian Tire công bố ngày 12/5 cho thấy nhu cầu đối với hàng hóa không thiết yếu đã giảm hẳn và người tiêu dùng bắt đầu có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm thiết yếu có giá rẻ hơn.
Tổng chi tiêu của người tiêu dùng đã chậm lại lần đầu tiên kể từ năm 2020 và giảm ở tất cả các nhóm thu nhập ở tất cả các cửa hàng.
Giám đốc điều hành Canadian Tire, ông Greg Hicks, nhận định tỷ lệ lạm phát cao đã khiến khách hàng phải ưu tiên cho các sản phẩm thiết yếu thay vì những mặt hàng không thật sự cần thiết và có giá cao. Người mua sắm quan tâm đến chi tiêu hơn khi phải gia hạn các khoản vay thế chấp đang bị tăng lãi suất.
Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận ở một số công ty khác như Whirpool (chuyên sản xuất và bán thiết bị gia dụng đa quốc gia) và UPS (công ty vận chuyển bưu kiện quốc tế của Mỹ).
Cụ thể, báo cáo doanh thu của Whirpool giảm do tâm lý người tiêu dùng thay đổi, dẫn đến ít mua thiết bị đắt tiền. UPS cũng nhận thấy khách hàng giảm nhu cầu mua hàng không thiết yếu, khiến doanh thu bán lẻ ở Bắc Mỹ sụt giảm.
Theo Giám đốc điều hành của UPS Carol Tome, các mặt hàng thực phẩm đang chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách của các hộ gia đình và người tiêu dùng ở Bắc Mỹ đang hướng thu nhập của họ tránh xa nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.
Theo Chủ tịch TJ Flood của Canadia Tire, mức độ tồn kho các sản phẩm mùa Xuân và mùa Hè đã tăng mạnh trong toàn ngành bán lẻ.
Mặc dù doanh số các mặt hàng thiết yếu vẫn tăng mạnh trong quý I vừa qua nhưng tổng doanh thu của Canadia Tire bị ảnh hưởng do thay đổi nói trên của người tiêu dùng. Trong quý I, doanh thu của Canadian Tire giảm 3,4% xuống còn 3,7 tỷ CAD.
Doanh số bán hàng chênh lệch, một thước đo quan trọng theo dõi mức tăng trưởng doanh số bán hàng, cũng giảm 4,8% tại các cửa hàng bán đồ tiêu dùng không thiết yếu của Canadian Tire. Trong khi đó, doanh số bán hàng chênh lệch tại chuỗi cửa hàng Mark của tập đoàn này lại tăng 4,8%./.
- Từ khóa :
- Canada
- kinh tế Canada
- lạm phát
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn sẽ phải chi hàng tỷ USD cho quỹ bảo hiểm tiền gửi
14:58' - 12/05/2023
Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) ngày 11/5 cho biết các ngân hàng lớn sẽ chịu phần lớn chi phí bổ sung cho quỹ bảo hiểm tiền gửi đã bị rút 16 tỷ USD do sự sụp đổ của ba ngân hàng khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ xuống mức kỷ lục
08:10'
Các nhà phân tích nhận định sự thay đổi này một phần phản ánh mong muốn đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của Trung Quốc bằng cách mua các tài sản như vàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed cân nhắc tạm dừng cắt giảm lãi suất
08:06'
Nhiều quan chức Fed đã lưu ý cơ quan này có thể giữ lãi suất chính sách ở mức hạn chế nếu nền kinh tế vẫn mạnh và lạm phát vẫn ở mức cao.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Nhật Bản bùng nổ trước lo ngại lãi suất tăng
17:33' - 19/02/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Nhật Bản đang sôi động khi nền kinh tế phục hồi và các công ty tranh thủ phát hành trái phiếu trước nguy cơ lãi suất tăng cao.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Bão" tái cơ cấu càn quét HSBC
17:33' - 19/02/2025
Tập đoàn tài chính HSBC Holdings Plc dự kiến sẽ chi 1,8 tỷ USD trong hai năm tới cho chương trình tái cấu trúc toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc
07:30' - 19/02/2025
Từng được xem là "mảnh đất vàng" của tài chính toàn cầu, Trung Quốc giờ đây lại trở thành "cơn đau đầu" đối với các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
15:20' - 18/02/2025
RBA đã hạ lãi suất tiền mặt 0,25 điểm phần trăm xuống còn 4,1%, đánh dấu lần đầu tiên lãi suất này được cắt giảm kể từ tháng 11/2020.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những người Hàn Quốc trẻ tuổi ngày càng khó vay vốn
08:52' - 18/02/2025
Những người Hàn Quốc trẻ tuổi đang bị đẩy khỏi thị trường cho vay vì không đủ khả năng trả lãi khi mức lãi suất chuẩn hiện là 3%, cao hơn nhiều so với mức gần bằng 0 trong thời kỳ đại dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất
07:30' - 17/02/2025
Lạm phát tại Anh có thể đã chạm mức cao nhất của 10 tháng vào tháng 1/2025, tiếp tục xu hướng gia tăng áp lực giá cả, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thận trọng hơn trong việc giảm lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB rót 15 triệu euro hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Châu Phi
09:15' - 16/02/2025
Sự tham gia của EIB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các SME ở Tây Phi và Madagascar, nơi việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.