Lạm phát tháng 2 tại Eurozone rơi vào vùng âm
Nhà kinh tế Ben May, thuộc Oxford Economics, nhận định lạm phát ở mức thấp và rơi xuống vùng âm trong tháng Hai là do giá năng lượng giảm.
Tình trạng lao dốc của giá dầu trong hai năm qua đã "đè nặng" lên giá năng lượng và một số mặt hàng trong giỏ hàng hóa được sử dụng để tính giá tiêu dùng.
Với triển vọng giá dầu chưa thể sớm phục hồi mạnh, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) Jens Weidmann cho rằng tỷ lệ lạm phát tại Eurozone sẽ tiếp tục giảm.
Bên cạnh đó, sự tăng giá của đồng euro khiến giá hàng hóa nhập khẩu giảm nên cũng đẩy tỷ lệ lạm phát đi xuống.
Sau khi giảm mạnh trong tháng 3/2015 sau thông báo về chương trình nới lỏng định lượng (mua tài sản quy mô lớn) của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đồng euro đã lên giá so với đồng USD và hiện ở mức 1,10 USD/euro.
Một yếu tố khác tác động đến lạm phát là lương. Nhà kinh tế Johannes Gareis, thuộc Natixis, nói nhiều quốc gia chịu tác động của khủng hoảng như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, đều phải cải cách thị trường lao động và giảm lương. Điều này đồng nghĩa với việc chi tiêu của các hộ gia đình sẽ bị thu hẹp, qua đó làm giảm lạm phát.
Ngoài ra, đầu tư của doanh nghiệp sụt giảm cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát. Khi các doanh nghiệp tăng đầu tư, họ sẽ tuyển thêm lao động, tăng chi cho lương bổng và giúp thúc đẩy lạm phát. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty tỏ ra bi quan về triển vọng kinh doanh trong tương lai, do đó họ tỏ ra thờ ơ với việc mở rộng quy mô đầu tư.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát tại Eurozone cách xa mục tiêu của ECB
13:43' - 26/02/2016
Cơ quan thống kê Eurostat của châu Âu ngày 25/2 đã điều chỉnh tỷ lệ lạm phát của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 1/2016 xuống 0,3%, trong khi con số được đưa ra ban đầu là 0,4%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chương trình mua trái phiếu của ECB gặp trắc trở
09:16' - 26/02/2016
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể phải tạm dừng mua trái phiếu chính phủ của các nước trong một năm, nếu không nới lỏng các quy định liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
ECB đạt hơn 1 tỷ euro lợi nhuận ròng năm 2015
18:59' - 20/02/2016
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết lợi nhuận ròng trong năm 2015 đạt 1,082 tỷ euro, tăng từ mức 989 triệu euro của năm trước.
-
Ngân hàng
ECB đạt hơn 1 tỷ euro lợi nhuận ròng năm 2015
18:59' - 20/02/2016
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết lợi nhuận ròng trong năm 2015 đạt 1,082 tỷ euro, tăng từ mức 989 triệu euro của năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.