Làm rõ tính cấp thiết dự án đường vành đai 4 Hà Nội và vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
Sáng 10/6, Quốc hội tiến hành thảo luận về Chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh. Làm rõ về tính cấp thiết 2 dự án này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của cả hai dự án đối với hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; giải quyết được điểm nghẽn về quy hoạch không gian của đô thị, về hạ tầng giao thông của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Mặt khác, chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã xác định hạ tầng là một trong 3 chiến lược đột phá để phát triển. Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt trong khâu chuẩn bị và tại kỳ họp này được Quốc hội tạo điều kiện về cơ chế, chính sách đặc thù để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có thể thực hiện đồng bộ nhiều dự án giao thông quan trọng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, mục đích các dự án lần này có sự thay đổi về cách tiếp cận. Theo đó, dự án phải đảm bảo được kết nối vùng, liên kết vùng nhằm giảm ùn tắc, ô nhiễm. Đồng thời, phải mở rộng được không gian phát triển cho hai thành phố và cho cả vùng; nâng cao sức cạnh tranh và phải trở thành động lực cho phát triển. “Mục tiêu không chỉ để hình thành một tuyến hành lang giao thông mà phải biến nó thành một hành lang kinh tế, phải phát triển theo quy hoạch và thu hồi các giá trị địa tô tăng lên, đảm bảo giá trị địa tô hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhà đầu tư - người dân”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Về giải phóng mặt bằng, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lần này phải tập trung đẩy nhanh tiến độ và có những giải pháp bảo đảm hiệu quả cao để không phải điều chỉnh dự án, không làm xáo trộn sự ổn định đối với người dân.Đồng thời, Bộ trưởng lưu ý chính sách đền bù ở vùng giáp ranh cần có sự hướng dẫn đảm bảo không xảy ra khiếu kiện và được quản lý chặt chẽ để không có sự tái lấn chiếm.
Về quy mô dự án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ, đối với vành đai 4 vùng Thủ đô quy mô quy hoạch là 6 làn xe và vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh quy mô 8 làn xe. Thiết kế như vậy là căn cứ vào nhu cầu và khả năng cân đối vốn của giai đoạn 1.
Về việc chưa làm làn dừng khẩn cấp, Bộ trưởng cho rằng, nếu làm thêm làn dừng khẩn cấp sẽ ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn. Do đó, trong quá trình lập dự án, thiết kế dự án cũng đã tính toán các điểm dừng phù hợp không bị ách tắc giao thông và vẫn đảm bảo trong điều hành. Đồng thời, sẽ tăng cường điều hành giao thông thông minh để đảm bảo được hiệu quả và an toàn giao thông. Về hình thức đầu tư, chủ trương đầu tư là xã hội hóa, kêu gọi các nguồn lực của xã hội tham gia cùng Nhà nước. Vành đai 4 vùng Thủ đô đã thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng. Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù có nghiên cứu đầu tư hợp tác công tư (PPP) nhưng chưa thu hút được nhà đầu tư. Trong khi đó, đây là dự án có tính cấp bách, quan trọng, trông chờ vào đầu tư tư nhân là rất khó nên Chính phủ đã chuyển sang đầu tư công. Bộ trưởng làm rõ. Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư cũng nêu rõ sự khác nhau về suất đầu tư giữa hai dự án; về nguồn vốn và khả năng hấp thụ vốn; về các cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ; việc nâng công suất lên 50% đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thi công; việc quản lý chặt chẽ quỹ đất ở hai bên đường từ quy hoạch cho đến quản lý, khai thác, đấu thầu, thu tiền về cho nhà nước, phát triển cho bài bản, đúng quy hoạch. “Những việc này vai trò của địa phương rất quan trọng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Theo tờ trình của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dự án đường Vành đai 3 có tổng chiều dài tuyến là 76,34 km, bao gồm: Tp. Hồ Chí Minh: 47,51 km, Đồng Nai: 11,26 km, Bình Dương: 10,76 km, Long An: 6,81 km. Điểm đầu của dự án là nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), điểm cuối là nút giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Đường Vành đai 3 được đầu tư thành đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 80 km/giờ với bề rộng mặt cắt ngang là 19,75 m, được phân kỳ đầu tư theo nhu cầu vận tải và sự phát triển đô thị hai bên đường. Dự án sơ bộ có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ (giai đoạn 1) khoảng 75.378 tỷ đồng được đầu tư bằng ngân sách trung ương và địa phương; trong đó ngân sách trung ương bố trí 38.741 tỷ đồng; ngân sách địa phương bố trí 36.637 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, ngân sách trung ương bố trí 31.380 tỷ đồng; ngân sách địa phương bố trí 36.637 tỷ đồng. Dự án phân chia thành 8 dự án thành phần, tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng triển khai độc lập theo địa giới hành chính giữa các địa phương, thực hiện theo hình thức đầu tư công. Chính phủ dự kiến năm 2022, 2023 chuẩn bị dự án; bắt đầu từ quý III/2022 thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quý IV/2023 xây dựng hệ thống đường cao tốc và đường song hành, cơ bản hoàn thành năm 2025, hoàn thành toàn bộ vào năm 2026, quyết toán năm 2027. Dự án Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 112,8 km gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Dự án sẽ được triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP (đối tác công - tư) với sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) dự kiến khoảng 85.813 tỷ đồng. Trong đó ngân sách trung ương 28.200 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 28.203 tỷ đồng, vốn BOT 29.410 tỷ đồng. Nhằm giải quyết các giao cắt hai bên tuyến, Chính phủ lựa chọn phương án 65% chiều dài đường Vành đai 4 đi trên cao. Còn khoảng 39,13 km; trong đó, Hà Nội 10,53 km, Hưng Yên 8,4 km và Bắc Ninh 20,2 km được thiết kế đi thấp để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Lựa chọn đúng và trúng nội dung chất vấn
21:21' - 09/06/2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, diễn biến phiên chất vấn lần này cho thấy, các nội dung, vấn đề được lựa chọn là đúng và trúng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: 5 trọng tâm về xây dựng, hoàn thiện thể chế
18:08' - 09/06/2022
Thực hiện Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, chiều 9/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV: Lĩnh vực giao thông vận tải rất khó kêu gọi đầu tư PPP
16:25' - 09/06/2022
Đối với ngành giao thông có những dự án lớn lên tới 7.000 tỷ đồng, do vậy, việc huy động PPP sẽ rất lớn, rất khó. Do đó, đầu tư PPP trong lĩnh vực giao thông cần rà soát để tiếp tục tháo gỡ vướng mắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đánh giá cao các giải pháp để hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và linh hoạt
13:16' - 09/06/2022
Sáng 9/6, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.