Bên lề Quốc hội: Đánh giá cao các giải pháp để hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và linh hoạt
Trao đổi bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu nhận xét Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trả lời, làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội, đồng thời chia sẻ quan điểm của mình về một số nội dung liên quan.
Thống đốc đã trả lời đúng trọng tâm vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm
Đánh giáo cao chất lượng trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng trong bối cảnh xu thế thế giới có nhiều biến động cũng như tình hình trong nước sau đại dịch COVID-19, chúng ta đang khôi phục lại nền kinh tế, vai trò của ngành tài chính ngân hàng hết sức quan trọng, như một mạch máu lưu thông phục vụ cho tài chính quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có những trả lời chất vấn đúng và trúng về các vấn đề đang "nóng" hiện nay như xử lý nợ xấu, tái cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, hay hạn mức tín dụng, vàng SJC độc quyền và những vấn đề khác thuộc về điều hành kinh tế vĩ mô. "Thống đốc mới đảm nhiệm vị trí công tác hơn 1 năm nhưng đã có kinh nghiệm và nắm chắc được vấn đề để trả lời đúng trọng tâm, trọng điểm những vấn đề mà cử tri cũng như đại biểu quan tâm", đại biểu Hà Sỹ Đồng đánh giá. Đại biểu Hà Sỹ Đồng bày tỏ đồng tình với nhận xét, đánh giá sau phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng như những giải pháp thời gian tới mà Thống đốc đưa ra để hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và linh hoạt."Tôi thấy Thống đốc cơ bản trả lời đúng vào định hướng là bây giờ phải hy sinh mọi thứ một tí để giữ được tình hình chung, đạt được tất cả các mục tiêu như Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đã đề ra. Còn những vấn đề khác, Thống đốc cũng đã nắm chắc và đã có trả lời với các đại biểu như về thị trường bất động sản có thu hẹp lại sau khi siết lại thị trường chứng khoán. Hiện nay cần phải có kiểm soát và có những định hướng nới ra để cho các thị trường này hoạt động trở lại, góp phần phát triển kinh tế và không bị tụt hậu, kéo tụt lùi các chỉ sổ về kinh tế- xã hội của năm 2022 và 2023", đại biểu Hà Sỹ Đồng chia sẻ.
Đẩy mạnh cải cách thể chế để nắn dòng vốn về sản xuất kinh doanh
Cũng thể hiện sự đánh giá cao với phần trả lời chất vấn của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) nhấn mạnh trong bối cảnh nền kinh tế đang cần sự hỗ trợ lớn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và toàn hệ thống tổ chức tín dụng là tiếp tục giảm lãi suất cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng và hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ðể thực thi điều này, theo đại biểu bên cách các biện pháp hành chính trước mắt, về lâu dài cần đẩy mạnh cải cách thể chế, môi trường kinh doanh vĩ mô. Cho rằng dòng vốn đầu tư vẫn đang tập trung vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, mang tính đầu cơ trục lợi, theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, để nắn dòng vốn về sản xuất kinh doanh, qua đó tạo nền tảng để thúc đẩy nền kinh tế, điều rất quan trọng hiện nay là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản, chứng khoán."Khi chúng ta đảm bảo tính công khai, minh bạch, sẽ hạn chế những cơ hội để nhà đầu tư có thể trục lợi, có thể thổi giá", đại biểu nói.
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, giải pháp then chốt hạ nhiệt thị trường bất động sản là tăng cung tín dụng, cấp vốn hợp lý cho thị trường, từ đó tăng thêm các dự án, đồng thời sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư để có thể đưa các dự án đi vào quá trình xây dựng. Khi nguồn cung được tăng lên, thị trường được minh bạch, những cơ hội đầu cơ để trục lợi về mặt ngắn hạn sẽ giảm đi rất nhiều, làm cho thị trường trở lại lành mạnh. Khi đó, dòng vốn tín dụng sẽ không tiếp tục chảy mạnh vào khu vực này như một khu vực đầu cơ nhằm lợi ích ngắn hạn. Cũng theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, bên cạnh giải pháp trên, giải pháp "gốc rễ" để thu hút dòng vốn vào sản xuất kinh doanh đó là tiếp tục cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thể chế khuyến khích việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh. "Trong trường hợp nếu môi trường kinh doanh tạo ra những bất lợi cho đầu tư vào sản xuất, trong khi khuyến khích việc đầu tư có tính chất đầu cơ ngắn hạn vào khu vực bất động sản, chứng khoán hay một khu vực nào khác, lúc đó rất khó có thể hướng dòng vốn một cách đúng đắn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh", đại biểu Vũ Tiến Lộc nói. Cụ thể, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: Nhà nước cần điều hành nền kinh tế trên cơ sở các quy luật cung cầu của thị trường chứ không thể chỉ bằng biện pháp hành chính mang tính tình thế, thời điểm, ngắn hạn, như hạn chế, siết tín dụng của ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản hay chứng khoán. Biện pháp căn cơ là phải làm cho thị trường bất động sản, chứng khoán vận hành một cách bình thường trên cơ sở đảm bảo nguồn cung của thị trường thông qua những cải cách thể chế về quy hoạch, kế hoạch, thủ tục hành chính để quá trình phát triển nguồn cung của thị trường đáp ứng được nhu cầu, lúc đó mới giải quyết được căn bản vấn đề giá cả, vấn đề "nóng thị trường" và nhà đầu tư sẽ chuyển dần dòng vốn tập trung vào sản xuất, kinh doanh cũng như các lĩnh vực dịch vụ khác./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Cần có dự phòng cho xử lý các khoản nợ xấu
11:43' - 09/06/2022
Hoạt động ngân hàng cũng gắn liền với rủi ro và nợ xấu có thể thường xuyên phát sinh không thể tránh khỏi. Do đó, các tổ chức tín dụng cần có dự phòng cho việc xử lý các khoản nợ xấu.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Nỗ lực giảm lãi suất cho doanh nghiệp và xử lý triệt để tình trạng nợ xấu
17:54' - 08/06/2022
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, điều hành lãi suất, giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức thông tin về các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
12:40'
Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị không chỉ kết nối giao thông hiện đại trong đô thị, mà còn là kết nối những ước mơ, khát vọng của người dân thành phố về một cuộc sống tiện nghi và hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thống nhất chi hơn 120.000 tỷ đồng xây đường Vành đai 4
12:27'
Sáng 18/4, Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương việc triển khai Dự án Đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan
12:10'
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh
10:34'
Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề vốn đầu tư 623 tỷ đồng
09:19'
Cụm công nghiệp có diện tích 26,3 ha, tọa lạc tại xã Nam Tiến và thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: nghề mộc dân dụng và cơ khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”
07:47'
Khu vực Đông Nam Bộ dự kiến thành lập hai đơn vị hành chính cấp tỉnh mới được nhận định sẽ mở ra dư địa phát triển mới, tạo thêm động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).