Khắc phục tình trạng sản phẩm OCOP bị "chết yểu"
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, hiện nay toàn tỉnh có 185 sản phẩm OCOP (Chương trình "mỗi xã một sản phẩm") của 92 chủ thể còn hiệu lực; trong đó có một sản phẩm đạt chất lượng 5 sao, 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 16 sản phẩm 4 sao và số còn lại đạt chuẩn OCOP 3 sao. Dù số sản phẩm OCOP tăng lên theo từng năm, song số sản phẩm tạo ra thương hiệu, giá trị kinh tế cho các chủ thể là không nhiều.
Thậm chí, một số sản phẩm OCOP ra đời chỉ mang tính nhỏ lẻ, không được đầu tư bài bản dẫn đến "chết yểu". Mới đây, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-UBND thu hồi giấy chứng nhận OCOP đối với 3 sản phẩm của 3 chủ thể.
Cụ thể, 3 sản phẩm OCOP vừa bị Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum thu hồi giấy chứng nhận là các sản phẩm Trà túi lọc Nấm hồng chi của hộ kinh doanh Lê Thị Bưởi; Rượu hoa sâm dây Bà Tâm của hộ kinh doanh cửa hàng Thiên Minh; Rượu cần men lá của Tổ hợp tác rượu cần men lá dân tộc Brâu – Võ Thị Thu Hà. Cả ba sản phẩm này đều được Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum công nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020. Nguyên nhân dẫn đến việc phải thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP là do các chủ thể chấm dứt hoạt động hoặc ngừng sản xuất sản phẩm. Được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, sản phẩm Trà túi lọc Nấm hồng chi của hộ kinh doanh Lê Thị Bưởi đạt tổng điểm 52,11 vào năm 2020. Bà Cù Thị Hồng Nhung, phụ trách kinh doanh của hộ kinh doanh Lê Thị Bưởi cho biết, sau khi được công bố sản phẩm OCOP, Trà túi lọc Nấm hồng chi của chủ thể này có chỉ số bán ra khá ổn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên tình hình kinh doanh sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Sau dịch, do chưa theo kịp xu thế của thị trường là kinh doanh trên các nền tảng online, sản phẩm Trà túi lọc Nấm hồng chi càng khó khăn hơn trong việc tìm đầu ra. "Chúng tôi dừng hoạt động của hộ kinh doanh Lê Thị Bưởi để sáp nhập với Hợp tác xã An Thành. Hiện nay, việc sản xuất Trà túi lọc Nấm hồng chi đang được tạm dừng, chúng tôi sẽ sản xuất lại khi việc sáp nhập với Hợp tác xã An Thành hoàn tất. Chúng tôi cũng mong muốn tỉnh có những hỗ trợ cho đơn vị trong việc quảng bá sản phẩm để thuận tiện hơn trong việc tiếp cận với người tiêu dùng", bà Cù Thị Hồng Nhung cho biết thêm. Tương tự, Rượu hoa sâm dây Bà Tâm của hộ kinh doanh cửa hàng Thiên Minh cũng dừng sản xuất vì lý do sáp nhập vào Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Mô Pả. Việc sáp nhập nhằm phát triển sản phẩm Rượu hoa sâm dây, mở rộng sản xuất, tạo ra giá trị cao hơn cho sản phẩm. Trước kia, sản phẩm chỉ bán cho người tiêu dùng trong tỉnh, nên giá trị mang lại cho hộ kinh doanh không cao. Theo đánh giá của bà Y Hằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, hiện nay các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh đa phẩn có quy mô sản xuất manh mún, liên kết sản xuất nhỏ lẻ, năng lực quản trị của các chủ thể còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị. Nhiều sản phẩm sản xuất mới chỉ nằm trong giới hạn địa phương, sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng đều; việc sản xuất sản phẩm OCOP còn yếu, chưa chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường… "Một số chủ thể vẫn có tư tưởng tham gia phát triển sản phẩm OCOP là trách nhiệm của chính quyền địa phương, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước để đầu tư phát triển sản phẩm. Đặc biệt, nhiều chủ thể chỉ hoạt động cầm chừng, sản xuất theo mùa vụ hoặc chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng và chỉ bán trong phạm vi địa phương. Khi chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn nên một số chủ thể đã phải dừng sản xuất sản phẩm OCOP", bà Y Hằng phân tích.Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, trên thực tế, trong giai đoạn đầu triển khai phát triển sản phẩm OCOP, một số địa phương còn lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm phát triển sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Do đó, xuất hiện tình trạng chỉ chú trọng vào số lượng sản phẩm OCOP mà chưa thật sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Kon Tum đặt ra các yêu cầu rõ ràng cho các sản phẩm OCOP là phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hoá. Các sản phẩm phải cạnh tranh trên thị trường bằng lợi thế về đất đai, tài nguyên, điều kiện địa lý, văn hoá và tri thức bản địa…./.- Từ khóa :
- Kon Tum
- sản phẩm OCOP của Kon Tum
Tin liên quan
-
Bất động sản
Kon Tum: Chấn chỉnh vi phạm về đất đai, xây dựng ở huyện Kon Plông
15:24' - 17/08/2023
Huyện Kon Plông (Kon Tum) đã thành lập Tổ công tác đặc biệt 371 (Tổ 371) do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm tổ trưởng để xử lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm về đất đai, xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủy điện nhỏ 10 năm không thi công, Kon Tum chỉ đạo mật
17:47' - 19/07/2023
Kiên định giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật nhưng tỉnh Kon Tum vẫn “loay hoay” chưa giải quyết dứt điểm việc 2 thủy điện nhỏ 10 năm không thi công vẫn đòi gia hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu giảm 20%
12:47'
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Song nhìn lại 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Xuất khẩu tổ yến thô thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
16:26' - 08/05/2025
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Thị trường
Sản lượng vải thiều tăng 30%, ngành nông nghiệp lên kế hoạch thông suốt xuất khẩu
16:24' - 08/05/2025
Có 469 mã số vùng trồng vải và 55 mã số cơ sở đóng gói được cấp, giám sát thường xuyên và đã hoàn tất thủ tục đăng ký sử dụng cho vụ 2025 sẵn sàng xuất khẩu.
-
Thị trường
Australia hoàn tất đánh giá rủi ro, mở cửa chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam
09:19' - 08/05/2025
Australia đã ban hành báo cáo cuối cùng yêu cầu an toàn sinh học đối với quả bưởi tươi nhập khẩu từ Việt Nam, góp phần mở thêm thị trường cho trái bưởi Việt Nam ra thế giới.
-
Thị trường
Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục
22:01' - 07/05/2025
Chính phủ Nhật Bản ngày 7/5 cho biết, giá gạo trung bình tại nước này đã tăng lên mức kỷ lục 4.233 yen (khoảng 30 USD)/5kg, cao hơn gấp đôi so với một năm trước.
-
Thị trường
Xuất khẩu chính ngạch hơn 7 tấn đường hoa dừa hữu cơ đầu tiên sang Mỹ
21:24' - 07/05/2025
Ngày 7/5, sản phẩm OCOP 5 sao đường hoa dừa hữu cơ của tỉnh Trà Vinh đã xuất khẩu chính ngạch đơn hàng đầu tiên hơn 7 tấn sang thị trường Mỹ.
-
Thị trường
Đồng loạt kiểm tra quán kinh doanh lòng xe điếu ở Tp Hồ Chí Minh
21:10' - 07/05/2025
Chiều 7/5, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quân kiểm tra hàng loạt các địa điểm kinh doanh mặt hàng này trên địa bàn.
-
Thị trường
Lotte Mart giảm giá tới 50% các sản phẩm hè
17:23' - 07/05/2025
Từ ngày 07/05 đến 20/05/2025, LOTTE Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Nắng chạm đỉnh, giá chạm đáy” giảm giá đến 50% các sản phẩm giải nhiệt mùa hè.
-
Thị trường
Giá lúa, gạo đi ngang: Tín hiệu gì cho thị trường nông sản?
18:25' - 04/05/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua ổn định, giao dịch trầm lắng do các kho nghỉ lễ.