Sản lượng vải thiều tăng 30%, ngành nông nghiệp lên kế hoạch thông suốt xuất khẩu
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Vụ vải thiều 2025 được đánh giá là được mùa, sản lượng dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024. Sản lượng tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả và sinh vật gây hại được kiểm soát tốt.
Với sản lượng dự kiến trên thì Bắc Giang sẽ có 165.000 tấn, Hải Dương 60.000 tấn, Hưng Yên 22.000 tấn, Lạng Sơn 22.000 tấn, Đắk Lắk 21.000 tấn… Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, thời gian thu hoạch vụ vải tương đối ngắn và khá tập trung, thông thường sẽ chia làm 2 giai đoạn: vải sớm (từ 20/5 đến 10/6), vải chính vụ (từ 10/6 đến 25/7). Chính vì vậy, các công việc chuẩn bị cho thu hoạch, chế biến và tiêu thụ phải được thực hiện từ sớm mới đảm bảo cho vụ vải đạt thắng lợi. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và các đơn vị chuyên môn đã có chỉ đạo từ đầu vụ để hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, giám sát an toàn thực phẩm, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giám sát dư lượng, kim loại nặng trên quả vải. Từ nay đến cuối vụ, nông dân cần tập trung theo dõi và xử lý sâu đục cuống vải; theo dõi thời tiết, có biện pháp xử lý ngay nếu nắng nóng kéo dài vào thời gian chuẩn bị thu hoạch và thu hoạch. Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã cử cán bộ kỹ thuật bám sát các vùng trồng vải để hướng dẫn ứng phó với các tình huống bất thường, bảo vệ thành công năng suất, chất lượng. Về quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, hiện nay đã có 469 mã số vùng trồng với tổng diện tích gần 19.400 ha và 55 mã số cơ sở đóng gói được cấp để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ. Các vùng trồng, cơ sở đóng gói này đều được giám sát thường xuyên và đã hoàn tất thủ tục đăng ký sử dụng cho niên vụ 2025, sẵn sàng xuất khẩu. Vải thiều chủ yếu được tiêu thụ dạng quả tươi, chỉ một phần đưa vào chế biến. Công nghệ chế biến chủ yếu là sấy khô, chỉ một phần nhỏ (khoảng 3% sản lượng) được đưa vào chế biến công nghiệp (đông lạnh, nước ép, đóng hộp). Thống kê cho thấy, các cơ sở sấy khô vải hoặc một số doanh nghiệp tham gia chế biến sâu hầu hết đã sẵn sàng hoạt động cho niên vụ năm nay. Về chuẩn bị cho xử lý kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu, ngay từ đầu tháng 4, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã chủ động làm việc với cơ quan kiểm dịch thực vật các nước để tiến hành hoàn tất hồ sơ, kiểm tra thực tế đối với các cơ sở xử lý vải tươi (gồm 3 cơ sở xử lý chiếu xạ, 3 cơ sở xử lý xông hơi khử trùng) xuất khẩu. Đến nay, những cơ sở này đã được các nước phê duyệt cho vụ 2025 và sẵn sàng xử lý các lô vải xuất khẩu sang các thị trường. Đặc biệt, sau một thời gian dài đàm phán, bắt đầu từ vụ 2025, phía Nhật Bản đã ủy quyền cho Việt Nam thực hiện giám sát xử lý với các lô hàng vải xuất khẩu sang nước này thay vì cử chuyên gia sang giám sát suốt vụ vải. Điều này đã giúp tiết kiệm không ít thời gian, kinh phí cho người trồng và xuất khẩu vải tươi. Các đơn vị kiểm dịch và các phòng thử nghiệm an toàn thực phẩm đã có kế hoạch và sẵn sàng chuyển thiết bị, cử cán bộ đến kiểm dịch và lấy mẫu ngay tại địa phương để tạo điều kiện xuất khẩu. Dự kiến, các kiểm dịch viên sẽ làm việc ở địa phương từ ngày 1/6 cho đến hết cao điểm thu hoạch vải.
Về kế hoạch tiêu thụ vải, dự kiến trong tổng sản lượng 303.000 tấn sẽ có khoảng 60% sản lượng tiêu thụ nội địa và khoảng 40% xuất khẩu. Các kênh tiêu thụ nội địa chính vẫn là chợ đầu mối tại các thành phố lớn, tập đoàn có hệ thống bán lẻ rộng khắp… Đối với xuất khẩu, mặc dù quả vải tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đi hơn 20 nước trên thế giới nhưng thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường trọng yếu, chiếm đến 90% sản lượng xuất khẩu.
Các địa phương có sản lượng lớn như Bắc Giang, Hải Dương đều đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động đa dạng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải tươi. Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị các đơn vị chuyên môn và địa phương, khẩn trương hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân… bám sát diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh gây hại, nhất là đối tượng sâu đục cuống quả để có biện pháp phù hợp bảo vệ sản lượng, chất lượng vải. Bên cạnh đó là triển khai ngay các chương trình giám sát an toàn thực phẩm trên quả vải để đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Các đơn vị kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu chủ động làm việc với cơ quan liên ngành tại cửa khẩu và cơ quan kiểm dịch nước nhập khẩu (chủ yếu là Trung Quốc) để tạo điều kiện thông quan nhanh nhất cho các lô hàng vải tươi. Đồng thời, kết nối các doanh nghiệp với hệ thống kho lạnh quy mô lớn để hỗ trợ nông dân bảo quản vải trong lúc chưa bán được ngay hoặc huy động nguồn lực để đầu tư kho lạnh tạm thời, các điểm sơ chế lưu động nhằm giảm áp lực tiêu thụ trong giai đoạn cao điểm thu hoạch…Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực
12:35' - 26/04/2025
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Hàng hoá
Vải thiều Bắc Giang chờ đón mùa bội thu
15:14' - 18/06/2024
Năm 2024 Bắc Giang dự kiến sản lượng đạt 100.000 tấn; trong đó, sản lượng vải sớm khoảng 50.000 tấn, vải chính vụ 50.000 tấn vài thiều.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36'
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55'
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19'
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32'
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.