Làm sao để hạn chế rủi ro trong phòng vệ thương mại?
Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm hiểu biết và thông tin về các cam kết phòng vệ thương mại và những tác động của các biện pháp này đối với các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, sáng 19/12, tại Hà Nội, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội nghị “Đối thoại hạn chế rủi ro về gian lận xuất xứ và phòng vệ thương mại trong hoạt động xuất khẩu”.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, các biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Bởi, đây là những công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới cho phép để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước tránh thiệt hại từ hàng nhập khẩu.
Theo ông Lê Triệu Dũng, tới đây các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ toàn cầu và lẩn tránh phòng vệ thương mại có ảnh hưởng đến Việt Nam từ các nước có thể tăng lên.Vì vậy, các doanh nghiệp cần có nhận thức đầy đủ về nguy cơ xảy ra các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, điều tra gian lận xuất xứ hàng hóa và có sự chuẩn bị để tránh ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của cả ngành.Chia sẻ ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại nhấn mạnh, gian lận xuất xứ ngày càng gia tăng sẽ tạo ra nguy cơ cản trở xuất khẩu của Việt Nam, làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín hàng xuất khẩu. Hành vi này làm giảm lợi ích mà Việt Nam có được từ các nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gây dựng.
Cũng theo ông Chu Thắng Trung, hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp từ các quốc gia khác qua Việt Nam để xuất khẩu chỉ đem lại lợi ích nhất thời cho một vài doanh nghiệp có hành vi bất chính.Tuy nhiên hành vi này lại làm tăng chi phí và nguồn lực rất lớn của các doanh nghiệp làm ăn chân chính khi muốn chứng minh sự tuân thủ quy định của các quốc gia xuất khẩu.Do đó, các biện pháp phòng vệ thương mại được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Bởi đây là những công cụ chính sách được Tổ chức thương mại thế giới cho phép để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước tránh bị thiệt hại từ hàng hoá nhập khẩu.Liên quan đến quy tắc xuất xứ và biện pháp hạn chế rủi ro về gian lận xuất xứ đối với hàng xuất khẩu, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu cho hay, hiện nay có nhiều dạng gian lận xuất xứ, một số doanh nghiệp làm giả giấy xác nhận của địa phương; giả nhà sản xuất cung cấp nguyên vật liệu, cắt dán con dấu, thậm chí xin xác nhận của địa phương nhưng nội dung chung chung.Bà Trịnh Thị Thu Hiền cũng đưa ra ví dụ cụ thể rằng có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu nhưng lại bán thành phẩm.
Chẳng hạn như sản phẩm khăn lụa, doanh nghiệp nhập cả chiếc khăn nhưng chỉ có thao tác thêm một đường diềm xung quanh chiếc khăn cũng nghiễm nhiên coi đó là sản phẩm khăn “Made in Vietnam”.Ngoài ra, bà Trịnh Thị Thu Hiền cũng chỉ ra việc một công ty ở Tây Ninh khi nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, trong giấy tờ ghi là nhập hạt nhựa và sản phẩm cao su tổng hợp.Tuy vậy, khi về đến Việt Nam chỉ gia công thêm một số công đoạn nhỏ nhưng khi xuất khẩu đi là sản phẩm thảm cỏ nhân tạo “Made in Vietnam”. Trong khi đó, thực chất khi nhập về đã gần như là sản phẩm hoàn chỉnh rồi. Hơn nữa, không ít những trường hợp giả mạo cả chữ ký của người đã nghỉ hưu; nhiều doanh nghiệp rất tuân thủ các quy định về quy tắc xuất xứ nhưng chưa biết cách để chứng minh hàng hoá đáp ứng xuất xứ.Đơn cử như một doanh nghiệp ở Thái Bình có nguyên liệu đầu vào là vải, đầu ra là sản phẩm quần áo. Về nguyên tắc là đã đảm bảo quy tắc xuất xứ. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn, vải trong khai báo là vải dệt thoi, trong khi quần áo thành phẩm lại là vải dệt kim. Đương nhiên hai bản chất vải hoàn toàn khác nhau, không thể nào vải dệt thoi lại ra thành quần áo dệt kim. Thế nhưng, theo quy định trong quy tắc xuất xứ thì hàng hoá này vẫn đảm bảo xuất xứ.Một trường hợp khác, doanh nghiệp xuất khẩu hàng đá vôi sang Malaysia nhưng thay vì khai báo mặt hàng đá vôi bằng tiếng Anh thì lại ghi thành “da voi”.Kết quả, tất cả các lô hàng khai là “da voi” đều bị Malaysia chuyển về Việt Nam yêu cầu về chứng minh xuất xứ vì không biết “davoi” là sản phẩm gì.Theo bà Trịnh Thị Thu Hiền, dù quy tắc xuất xứ quy định giống nhau nhưng chỉ một sai sót nhỏ, doanh nghiệp có thể không được hưởng ưu đãi thuế quan. Cùng đó, không phải cứ tham gia FTA sẽ có gian lận xuất xứ mà gian lận chỉ xuất hiện trong một số bối cảnh và hàng hoá cụ thể.Bà Trịnh Thị Thu Hiền chia sẻ thêm, thông thường cơ quan hải quan nước ngoài sẽ tiến hành một loạt các câu hỏi: Thế nào là tiêu chí xuất xứ, chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, mô tả quy trình sản xuất… đó là những “đề bài” mà đến bất cứ một thị trường nào trong các FTA, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu.Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm vững các yêu cầu để chuẩn bị đầy đủ thông tin, dữ liệu và có những đáp án tốt đáp ứng yêu cầu phía đối tác./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Minh bạch và chủ động chống gian lận xuất xứ
14:50' - 05/11/2019
Bộ Công Thương cho biết sẽ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc phòng vệ thương mại mà sản phẩm của Việt Nam là đối tượng bị điều tra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống gian lận xuất xứ hàng hóa - Bài 2: Thiết lập cơ chế tránh rủi ro
08:00' - 03/10/2019
Thời gian gần đây, Việt Nam liên tục xuất hiện tình trạng bị lạm dụng xuất xứ "Made in Vietnam" để hưởng lợi “miễn phí” từ các FTA hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống gian lận xuất xứ hàng hóa - Bài 1: Khó tránh bị lợi dụng
07:40' - 03/10/2019
Việt Nam đang không tránh khỏi việc bị lợi dụng trở thành nơi trung chuyển hàng hóa sang nước thứ ba cũng như hàng hóa nhập khẩu dán nhãn trong nước, gây ra những thiệt hại không nhỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21'
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10'
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12'
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12'
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03'
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00'
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.