Làm sao để hiện thực hóa mục tiêu 355 km đường sắt đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh?
Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã được Trung ương cho phép, thành phố cần có cách làm mới, đột phá.
Thông tin được nhiều đại biểu nêu ra tại Hội thảo về giải pháp triển khai mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại Tp. Hồ Chí Minh, do Tổng Lãnh sự quán Anh tại Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 25/2.
Theo Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường, Tp. Hồ Chí Minh có mật độ dân số hơn 4.500 người/km2. Vì vậy, nhiệm vụ của quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị là phải đạt được sự hài hòa, gắn kết, tập trung phát triển nhanh, đồng bộ cơ sở hạ tầng; đặc biệt là phát triển đường sắt đô thị trở thành xương sống của mạng lưới vận tải hành khách công cộng, đáp ứng nhu cầu của người dân sống trong và ngoài thành phố, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Chính trị đã có Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 188 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Dự kiến đến năm 2035, Tp. Hồ Chí Minh sẽ xây dựng hoàn thành tổng cộng khoảng 355 km đường sắt đô thị.
Theo dự thảo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, thành phố quy hoạch nhiều vị trí phát triển TOD. Cuối năm 2024, Thành phố đã công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD dọc tuyến metro và vành đai 3 trong tương lai gần, tận dụng lợi thế từ các cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh.
Ông Bùi Xuân Cường cho biết, việc triển khai cần xem xét yếu tố quy hoạch, quyền sử dụng đất, quyền khai thác không gian, công cụ tài chính, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan. Để hiện thực hóa mục tiêu tham vọng nói trên trong một lĩnh vực còn rất mới mẻ, thành phố nhận thức được tầm quan trọng của tinh thần “vừa làm vừa học”, tranh thủ học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các đô thị đi trước như Thủ đô London của Vương quốc Anh.
“Thành phố rất cần sự hỗ trợ về tri thức, công nghệ và nguồn vốn đầu tư của bạn bè quốc tế để phát triển TOD, ngay từ giai đoạn chuyển đổi từ xây dựng đường sắt đô thị thuần túy sang mô hình TOD đến giai đoạn xây dựng nền tảng pháp lý, kịch bản tài chính, thu hút nhà đầu tư chiến lược và chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành và bảo trì hệ thống giao thông công cộng hiện đại”, ông Cường chia sẻ.
Bà Alexandra Smith, Tổng Lãnh sự Anh tại Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, giao thông gắn liền với mọi hoạt động, đời sống con người và nước Anh đã làm rất tốt việc sử dụng giao thông công cộng để giải tỏa ùn tắc. Với kinh nghiệm đi trước, Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn với Việt Nam. Điển hình như hiệu quả của tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) vừa đi vào hoạt động, đã tác động tích cực đến người dân thành phố. Việc Quốc hội mới thông qua Nghị quyết về phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là bước tiến quan trọng và hiện là thời điểm phù hợp để Tp. Hồ Chí Minh phát triển mô hình TOD.
Ông Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98 cho biết, đây là thời điểm thuận lợi để phát triển TOD tại Tp. Hồ Chí Minh. Mục tiêu là xây dựng hệ thống đường sắt đô thị bằng mô hình TOD. Đây là tham vọng rất lớn mà muốn triển khai thành công, thành phố phải vượt qua các thách thức như có cách làm mới, tiếp cận nguồn vốn, quỹ đất còn ít và phải nội địa hóa dần công nghệ…
Theo ông Trần Du Lịch, trước mắt Tp. Hồ Chí Minh cần thành lập một cơ quan hội đồng phát triển đường sắt đô thị để triển khai trơn tru, nhanh chóng; trong đó gồm đầy đủ thành phần liên quan và do một Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách riêng nội dung này, kéo dài trong khoảng 10 năm…
Tại hội thảo, trên cơ sở các mô hình đầu tư và phát triển TOD thế giới, nhiều chuyên gia đã chia sẻ về lợi ích từ khâu quy hoạch và đầu tư thực hiện TOD, các nguyên tắc về quy hoạch và phát triển TOD. Nhiều phương pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với Tp. Hồ Chí Minh cũng được đề xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Tùng, Phó nhóm TOD, Chương trình Thành phố xanh và hạ tầng (GCIP, sáng kiến của Bộ Ngoại giao và phát triển Anh) đưa ra 5 nguyên tắc trong phát triển TOD; trong đó, nguyên tắc chủ yếu là định hướng giao thông công cộng, kết nối đi bộ và xe đạp, hạn chế xe cá nhân và sử dụng đất hỗn hợp mật độ cao.
Tp. Hồ Chí Minh cần ưu tiên tạo khung pháp lý cho phát triển TOD. Đó là lập cơ quan chuyên trách với các nhiệm vụ và năng lực rõ ràng giúp cải thiện đáng kể việc phối hợp triển khai thực hiện đồ án, dự án về TOD. Cụ thể, đó là Hội đồng phát triển TOD và bên dưới là Văn phòng TOD. Sau khi tạo lập bộ máy “đầu não” cho TOD, kế tiếp sẽ thực hiện các bước quy hoạch, đề xuất, xây dựng, vận hành dự án TOD - ông Tùng nhận xét.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Huy Đông đề xuất, để phát triển hệ thống đường sắt đô thị trong 10 năm tới, thành phố cần đặt ra 4 mục tiêu chính. Đó là đạt hơn 350 km đường sắt đô thị, tiết kiệm 30% tổng chi phí toàn hệ thống, nội địa hoá 70% tổng mức đầu tư, tạo nguồn thu từ nhượng quyền TOD. Đây là một nhiệm vụ rất khả thi nếu chúng ta có một tư duy mới, đột phá; cần tiếp cận theo kết quả đầu ra thay vì tiếp cận theo trình tự thủ tục tiền kiểm.
Liên quan kế hoạch phát triển TOD, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, qua nghiên cứu, các khu đất tiềm năng phát triển TOD trên địa bàn có khoảng 32.000 ha là khu vực đất nông nghiệp, đất trống…; khoảng 9.000 ha đất gắn với TOD thuộc khu vực đất sản xuất, đất chuyển đổi chức năng; khoảng 23.000 ha đất khuyến khích phát triển TOD thuộc các khu dân cư hiện hữu, cải tạo chỉnh trang có dân cư và các khu chức năng khác…
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh: Khó khăn thực hiện phân loại rác tại nguồn
15:17' - 24/02/2025
Tại những công viên lớn của Tp Hồ Chí Minh như: 23 Tháng 9, 30 Tháng 4, Tao Đàn..., phần lớn thùng rác chỉ có một ngăn chung để chứa tất cả rác, từ lá cây, ly nhựa, túi giấy cho đến thức ăn thừa.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu
12:27' - 23/02/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một biểu trưng của sự nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và phát triển không ngừng của nền giáo dục đại học Việt Nam
-
Bất động sản
Căn hộ hạng B chiếm 54% số mở bán mới tại Tp. Hồ Chí Minh
12:09' - 23/02/2025
Dự kiến, năm 2025, hơn 10.000 căn dự kiến sẽ mở bán tại thị TP. Hồ Chí Minh, trong đó hạng B chiếm 54% tổng số căn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước
14:06'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 200.000 căn nhà tạm được xóa bỏ, nhiều địa phương vượt tiến độ
14:02'
Ngày 13/4, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay đến thời điểm này, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 195.068 căn, trong đó khánh thành 93.370 căn và khởi công mới 101.698 căn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2025
11:04'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
08:41'
Giá vàng trong nước liên tục tăng và lập đỉnh lịch sử, chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau quyết định thuế của Chính phủ Mỹ... là một số sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình chính quyền hai cấp: Hình thành đơn vị hành chính cấp xã mới gồm xã, phường, đặc khu
21:37' - 12/04/2025
Điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và phạm vi, nhiệm vụ quản lý của chính quyền địa phương cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung ương thống nhất kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện
21:29' - 12/04/2025
Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
21:23' - 12/04/2025
Ngày 12/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định số 753/QĐ-TTg về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất số đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố
17:00' - 12/04/2025
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Phát biểu Bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
16:57' - 12/04/2025
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.