Làm sao để phát triển thương mại điện tử?
Tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam, do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tổ chức sáng 26/3 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Tuấn, đại diện Cục Thương mại điện tử – Kinh tế số cho biết, Bộ Công Thương đề ra 3 nhiệm vụ để phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.
Theo ông Tuấn, thứ nhất là phải nâng cấp sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP để tạo hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng. Đặc biệt, từ tháng 9/2018 Bộ Công thương đã có quyết định tăng cường chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Dự kiến tháng 4/2019 sẽ có lễ ký cam kết để chung tay đẩy lùi nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái… Nhiệm vụ tiếp theo là Bộ Công Thương xây dựng chương trình xúc tiến thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 và cuối cùng là đề ra nhóm giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử tại các địa phương để thu hẹp khoảng cách số của các địa phương tại các thành phố lớn… Về định hướng quản lý thương mại điện tử trong bối cảnh bùng nổ kinh doanh trực tuyến hiện nay, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ nhiều văn bản để quản lý thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Bộ thường xuyên phối hợp với Cục Quản lý thị trường xử lý vi phạm. “Trong năm qua, riêng Cục Thương mại điện tử - Kinh tế số, Bộ Công Thương đã xử phạt hơn 20 vụ vi phạm trong lĩnh vực này. Các hành vi vi phạm chủ yếu là minh bạch thông tin, hành vi giao dịch và các trách nhiệm liên quan” – ông Tuấn cho biết. Cũng theo ông Tuấn, để bảo vệ người tiêu dùng mua tránh việc mua phải hàng giả, hàng nhái trên internet, hiện Bộ Công Thương đang cùng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia xây dựng kế hoạch tổng thể chống nạn buôn bán hàng giả, hàng lậu trình Chính phủ ban hành trong thời gian sớm nhất. Chia sẻ tại diễn đàn, bà Đặng Thúy Hà, đại diện Nielsen Việt Nam cho biết, mức độ thâm nhập internet của người Việt chiếm hơn 53%, thời gian sử dụng hàng ngày là 6,5 tiếng, 33% người tiêu dùng Việt mua sắm trực tuyến, dùng thẻ để giao dịch, chuyển khoản chứ không dùng tiền mặt… Bà Đặng Thúy Hà nhấn mạnh: “Xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, dư địa còn rất nhiều. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam cũng gặp nhiều rào cản. Do đó, chúng ta cần phải có chiến lược để phát triển…”. Năm 2018 được coi là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%. Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Tại diễn đàn lần này diễn ra 4 phiên thảo luận. Phiên thứ nhất với tiêu đề “Bùng nổ mua sắm online” thảo luận về xu hướng thị trường thương mại điện tử sẽ mở rộng mạnh mẽ. Năm 2019 là năm bản lề của các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, các hiệp định giao thương được ký kết và sự trưởng thành của công nghệ hỗ trợ kinh doanh trực tuyến. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp lên bước mở rộng quy mô. Phiên thứ hai “Thời gian là vàng” thảo luận về các vấn đề được đông đảo các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến quan tâm, bao gồm các giải pháp và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử trong thời đại nhiều người tiêu dùng mong muốn nhận được sản phẩm đặt mua trực tuyến trong thời gian được tính bằng giờ. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn và di động đã trở nên phổ biến. Trí tuệ nhân tạo, internet vạn vận, thực tế ảo hay blockchain sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thương mại điện tử nước ta trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Đây cũng là chủ đề thảo luận của phiên thứ ba “Sự nổi lên của Trí tuệ nhân tạo”. Khởi nghiệp chưa bao giờ là việc đơn giản, đặc biệt là khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Chủ đề thứ 4 “Vốn hay Ý tưởng” sẽ giúp các nhà khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến định hướng được đâu là những điểm tương đồng và khác biệt của khởi nghiệp trong lĩnh vực trực tuyến với lĩnh vực khác” Ngoài ý tưởng sáng tạo, các nhà khởi nghiệp cần môi trường kinh doanh và hỗ trợ nào từ nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp?Phiên khởi nghiệm của diễn đàn lần này giúp các nhà khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến định hướng được đâu là yếu tố quyết định khi bước chân phiêu lưu vào cuộc chơi nhiều rủi ro nhưng cũng đầy cơ hội để trở thành những Unicorns mới của Việt Nam.
Tại các phiên, đại diện Facebook, Amazon, Zalo... chia sẻ về những cơ hội để phát triển thương mại điện tử, kinh tế số tại Việt Nam trong tương lai.../.Tin liên quan
-
DN cần biết
Alibaba và Fado hợp tác đưa hàng Việt ra thế giới
14:26' - 15/03/2019
Công ty Fado Việt Nam và Ailbaba.com vừa ký kết hợp tác mở kênh thương mại hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam.
-
Phân tích doanh nghiệp
Tạo đà cho thương mại điện tử phát triển
08:20' - 18/12/2018
Kinh tế số của Việt Nam mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin nên việc phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh là nhiệm vụ cấp thiết trong thời kỳ mới.
-
Tài chính
"Trăm hoa đua nở" các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
10:38' - 01/11/2018
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, các hình thức thanh toán mới liên tục xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).