Làm thế nào để đưa ẩm thực Việt thành thương hiệu quốc gia?
Việt Nam có nền ẩm thực đa dạng, phong phú và hấp dẫn thực khách. Rất nhiều món ăn ngon của Việt Nam đã được cả thế giới biết đến như phở, bún chả, bún bò Huế, bánh mỳ, nem rán, các loại bánh...
Điều làm nên sự khác biệt, hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam chính là tính hòa đồng, đa dạng, đậm đà hương vị, cân bằng âm - dương, chua - cay - mặn - ngọt hài hòa... Ẩm thực Việt lưu giữ vẻ đẹp tinh thần dân tộc ta gìn giữ suốt hàng ngàn năm văn hiến. Tuy vậy, ẩm thực Việt Nam vẫn chưa thể phát triển xứng tầm, chưa đánh giá cao để có đầu tư xứng đáng để phát huy giá trị. Mới đây, Ban vận động thành lập Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã chính thức ra mắt. Ban vận động đã đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép thành lập Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam nhằm kêu gọi các tổ chức, đoàn thể, cá nhân là nhà nghiên cứu, chuyên gia đã và đang hoạt động và làm việc trong lĩnh vực văn hóa, ẩm thực trở thành hội viên.Sứ mệnh của Hiệp hội là chung tay xây dựng văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thành thương hiệu của quốc gia. Đồng thời, tạo tiền đề để phát triển ngành du lịch Việt Nam theo phương hướng trở thành “Bếp ăn của thế giới”, trong đó trọng tâm là bảo tồn, phát huy các giá trị đặc sắc của ẩm thực Việt.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Viettravel, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam cho hay: Việt Nam có nguồn tài nguyên rất phong phú về ẩm thực do vậy cần phải đưa văn hóa ẩm thực đi trước để kéo theo các lĩnh vực khác cùng phát triển. Nếu các lĩnh vực khác cần phải có lộ trình lâu dài, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật… thì ẩm thực có thể làm được ngay, mức đầu tư không lớn nhưng lại có thể trở thành lá cờ tiên phong cho các hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông, thủy hải sản và thực phẩm đi theo. Khi phát triển ẩm thực thì kéo theo đó là cả một ngành công nghiệp chế biến đi theo, lúc này nó không chỉ còn đơn thuần là văn hóa mà đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Có thể kể đến tấm gương Hàn Quốc.Trước đây hàng hóa của xứ sở kim chi ít được chú ý, nhưng chỉ sau một thời gian đầu tư tập trung phát triển văn hóa, đẩy văn hóa đi trước một bước, làm cho thế giới hiểu hơn về văn hóa Hàn Quốc, từ đó thế giới nhìn nhận về đất nước này bằng con mắt khác, kinh tế cũng vì vậy mà phát triển theo. Ngày nay, nói đến hàng hóa, ẩm thực của Hàn Quốc thì người dân khắp nơi đều ưa chuộng.
Ở trong nước, chúng ta có nguồn lực dồi dào các loại rau củ cây trái, tôm cá… để đáp ứng nhu cầu ẩm thực. Nhưng điều quan trọng cần làm là chính sách, chiến lược để giúp người dân sản xuất, cung cấp nguồn liệu sạch, an toàn và chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của thực khách. Với các nhà hàng, họ cần hỗ trợ để nâng tầm giá trị món ăn thành nghệ thuật ẩm thực, mặt khác cũng cần tư vấn cho họ cách bài trí không gian ẩm thực để quán ăn hấp dẫn, thân thiện, đậm bản sắc văn hóa Việt Nam để thu hút khách quốc tế.Ngoài hệ thống nhà hàng trải dài khắp đất nước, phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách du lịch quốc tế, nội địa, hiện Việt Nam còn có hệt hống hàng chục ngàn nhà hàng ở nước ngoài do người Việt điều hành. Có thể coi đây là một kênh quảng bá, xúc tiến hết sức hiệu quả. Chính người Việt tại các nước này sẽ tác động mạnh mẽ đến cộng đồng sở tại…
Nếu cả hệ thống trong và ngoài nước cùng kết hợp làm thì chắc chắn Việt Nam sẽ thành công trong việc phát huy giá trị của ẩm thực, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc này cũng không thể thành công ngay mà cần có thời gian, sự kiên nhẫn và sự vào cuộc của tổ chức, cá nhân tâm huyết với ẩm thực. Chính vì lẽ đó, Ban vận động thành lập Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đang làm việc hết sức mình để có thể tiến hành đại hội vào tháng 11/2016. Đây sẽ là kênh quảng bá hiệu quả thúc đẩy ngành ẩm thực nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, vươn xa cùng thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nới giờ "giới nghiêm": Du khách có thêm trải nghiệm phố đi bộ về đêm
14:43' - 12/09/2016
Khu phố cổ Hà Nội được xác định là vùng lõi trung tâm thu hút khách của du lịch Thủ đô. Khách đã nghỉ đêm tại Hà Nội đều muốn được trải nghiệm không gian phố đi bộ về đêm.
-
Kinh tế tổng hợp
Náo nhiệt và rực rỡ ánh đèn trong “Đêm hội Thành Tuyên năm 2016”
21:57' - 10/09/2016
Tối 10/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức “Đêm hội Thành Tuyên năm 2016”.
-
Hàng hoá
Sức mua nhiều mặt hàng tăng đột biến trong dịp 2/9
14:44' - 04/09/2016
Sức mua nhiều mặt hàng dịp tại Tp. Hồ Chí Minh tăng đột biến, đạt mức tăng lên tới 30% - 40% so với ngày thường.
-
Thị trường
Vietnam Foodexpo 2016 sẽ diễn ra từ 16-19/11 tại thành phố Hồ Chí Minh
13:46' - 02/09/2016
Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2016 (Vietnam Foodexpo 2016) sẽ diễn ra từ ngày 16-19/11 tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn (SECC) Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế tổng hợp
Bác bỏ đề xuất kinh doanh ăn uống trên vịnh Hạ Long
19:13' - 31/08/2016
Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020, tại tất cả các điểm hang, động sẽ không có loại hình dịch vụ ăn uống, mà chỉ có các trung tâm đón tiếp, giải khát nhẹ .
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới đánh giá tốt về hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam
10:55'
Theo Báo cáo của WB, hiệu quả quản lý nợ tổng thể được đánh giá là tốt và khẳng định đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp luật kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch đồng bộ – Động lực để Phú Thọ phát triển bền vững
10:49'
Không đơn giản là phép cộng cơ học về diện tích và dân số, việc hợp nhất ba tỉnh chính là cuộc "tái cấu trúc không gian phát triển" của một chỉnh thể hành chính mới.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang đầu tư cảng, bến tại Phú Quốc
10:38'
Đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng trở thành một đặc khu kinh tế năng động, đẳng cấp quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Các loại hình giao thông vận tải diễn ra bình thường, không ghi nhận thiệt hại do bão
09:40'
Lĩnh vực hàng hải và đường thủy, hiện hoạt động khai thác cảng biển và thủy nội đia đang diễn ra bình thường và không ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
08:45'
Hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa rất lớn tại vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, đồng thời mưa lớn đã và sẽ tiếp tục xảy ra trên thượng nguồn sông Cả thuộc lãnh thổ Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2025
08:41'
Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến vào 8 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Senegal
08:35'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng 8,3 – 8,5% năm 2025
08:02'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kết nối các nền kinh tế, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các nước; thúc đẩy ký kết các Hiệp định thương mại tự do mà lãnh đạo cấp cao đã thống nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12' - 22/07/2025
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.