Lần đầu tiên quan sát trực tiếp CO2 trong khí quyển ngoại hành tinh
Một bước tiến mang tính đột phá trong việc khám phá vũ trụ đã được thực hiện thông qua Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST). Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã có thể quan sát trực tiếp được sự hiện diện của khí carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển của các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta. Phát hiện này không chỉ mở ra những hiểu biết mới về sự hình thành hành tinh, mà còn là bước tiến quan trọng trong hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal tập trung vào hệ sao HR 8799, cách Trái Đất 130 năm ánh sáng và chỉ mới 30 triệu năm tuổi. Nhóm nghiên cứu do Mỹ dẫn đầu đã sử dụng Kính viễn vọng không gian James Webb để phát hiện trực tiếp CO2 trong bầu khí quyển của cả 4 hành tinh đã biết trong hệ sao này.
Để thực hiện điều này, các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị coronagraph của Kính viễn vọng James Webb, có khả năng chặn ánh sáng chói lóa từ các ngôi sao, giúp quan sát rõ hơn các hành tinh quay quanh chúng. "Giống như việc bạn dùng ngón tay cái che Mặt Trời khi nhìn lên bầu trời," nhà vật lý thiên văn William Balmer tại Đại học Johns Hopkins ví von.
Thông thường, Kính thiên văn James Webb chỉ phát hiện các ngoại hành tinh bằng cách nhìn thoáng qua chúng khi chúng đi ngang qua phía trước ngôi sao chủ. “Phương pháp quá cảnh" này là cách James Webb gián tiếp phát hiện ra CO2 trong bầu khí quyển của hành tinh khí khổng lồ WASP-39 vào năm 2022. Tuy nhiên, với phát hiện mới nhất, thay vì chỉ phát hiện ánh sáng mà hành tinh phản chiếu từ sao chủ của nó, các nhà khoa học lần này đã quan sát được ánh sáng phát ra từ chính hành tinh đó, giúp việc nghiên cứu trở nên chính xác hơn.
CO2 là thành phần thiết yếu cho sự sống trên Trái Đất, do đó việc phát hiện CO2 trên các hành tinh khác là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Ngoài ra, sự hiện diện của CO2 còn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình hình thành hành tinh. Theo các nhà khoa học, CO2 ngưng tụ thành các hạt băng nhỏ trong không gian lạnh lẽo, và sự hiện diện của nó cho thấy các hành tinh này có thể đã hình thành từ sự tập hợp của các hạt băng, tương tự như cách Sao Mộc và Sao Thổ hình thành trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Do đó, phát hiện mới này là "bằng chứng quan trọng" cho thấy các hành tinh xa xôi có thể hình thành theo cách tương tự như các hành tinh trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Hiện nay, các nhà thiên văn học đã phát hiện gần 6.000 ngoại hành tinh, hầu hết đều là hành tinh khí khổng lồ và chưa có hành tinh nào được biết là có thể sinh sống được. Bước tiếp theo trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất là tập trung vào các hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất. Kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), dự kiến phóng lên vũ trụ vào năm 2027, sẽ sử dụng coronagraph để thực hiện nhiệm vụ này.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Phát hiện 3 mặt trăng mới trong hệ Mặt Trời
13:48' - 24/02/2024
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện thêm 3 mặt trăng mới trong hệ Mặt Trời của chúng ta.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hàn Quốc thay thế SIM điện thoại công vụ sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom
17:45' - 29/04/2025
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tiến hành thay thế toàn bộ thẻ USIM (SIM 3G) trong các thiết bị điện thoại công vụ nhằm ứng phó sự cố rò rỉ dữ liệu quy mô lớn tại SK Telecom Co. sau một cuộc tấn công mạng.
-
Công nghệ
Đột phá theo Nghị quyết 57: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ trong kỷ nguyên số
16:24' - 29/04/2025
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
-
Công nghệ
Spotify dự định tăng phí thuê bao ở nhiều nước
14:00' - 29/04/2025
Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) cho hay tăng trưởng doanh thu toàn cầu trong lĩnh vực phát trực tuyến đã giảm khoảng 50% trong năm 2024 .
-
Công nghệ
AI - kỷ nguyên mới của lĩnh vực tư vấn toàn cầu
07:47' - 29/04/2025
Hiện tại, một làn sóng mới của những công ty khởi nghiệp với động lực đến từ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực tư vấn toàn cầu.
-
Công nghệ
Huawei phát triển chip AI mới
07:00' - 29/04/2025
Huawei đã nổi lên như hiện tượng trong lĩnh vực công nghệ mà Mỹ vẫn đang chiếm ưu thế.
-
Công nghệ
TikTok sắp ra mắt nền tảng mua sắm trực tuyến tại Nhật Bản
15:07' - 28/04/2025
Tờ Nikkei ngày 27/4 đưa tin, nền tảng mạng xã hội Trung Quốc TikTok sẽ gia nhập thị trường thương mại điện tử Nhật Bản trong vài tháng tới.
-
Công nghệ
TikTok dẫn đầu cuộc đua video dạng ngắn
13:00' - 28/04/2025
Nền tảng chia sẻ video TikTok ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường video dạng ngắn và những hãng công nghệ lớn nhất thế giới đang phải tăng tốc để không bị bỏ lại phía sau.
-
Công nghệ
DeepSeek công bố chính sách xử lý thông tin cá nhân bằng tiếng Hàn
12:27' - 28/04/2025
Theo hãng tin Yongap, DeepSeek, công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc, ngày 28/4 đã công bố phiên bản tiếng Hàn của chính sách xử lý thông tin cá nhân đã được sửa đổi.
-
Công nghệ
Sáng tạo nội dung số lan tỏa tình yêu nước
07:00' - 28/04/2025
Vượt ra khỏi khuôn khổ của một chương trình sáng tạo nội dung số, “Yêu nước theo cách của bạn” là một hành trình hướng tới cộng đồng.