Làn sóng COVID-19 mới “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Singapore
Bài phân tích trên báo The Straits Times số ra gần đây nhận định tốc độ phục hồi không đều của Singapore, cùng với tác động của làn sóng bùng phát dịch COVID-19 mới đây ở nước này và những quốc gia khác, đã làm lu mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế của “đảo quốc sư tử”.
Trước đó, những tiến triển trong chương trình tiêm chủng vaccine, đặc biệt tại các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc, đã làm dấy lên hy vọng nhu cầu bên ngoài sẽ cải thiện và nâng đỡ kinh tế Singapore. Tuy nhiên, làn sóng dịch COVID-19 thứ hai tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế và đe dọa làm suy yếu đà phục hồi của Singapore.
Số liệu quý I/2021 cho thấy tầm quan trọng của nhu cầu bên ngoài đối với nước này. Trong quý I, lĩnh vực sản xuất tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 19% của lĩnh vực lưu trú. Nhưng xét về mặt đóng góp cho tăng trưởng, lĩnh vực sản xuất đóng góp 2,2% cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi lĩnh vực lưu trú đóng góp 0,1%.
Hiệu suất đặc biệt của ngành sản xuất đã đẩy GDP quý I tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với dự đoán trước đó của Chính phủ Singapore là 0,2% và của các nhà kinh tế là 0,9% trong một cuộc thăm dò gần đây của hãng Reuters.
Nếu không có làn sóng COVID-19 hiện nay, thành tích tăng trưởng mạnh mẽ đáng kinh ngạc trong quý I có lẽ đã là cơ sở để Bộ Công Thương Singapore nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế lên 4-6%.
Tuy nhiên, những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm kiểm soát dịch bệnh từ ngày 8/5 đến ngày 13/6 đã dập tắt triển vọng lạc quan trên. Ông Irvin Seah, nhà kinh tế cấp cao thuộc Ngân hàng DBS, đánh giá những biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 có thể sẽ khiến tốc độ tăng trưởng GDP của quý II/2021 ghi nhận sự sụt giảm so với quý I.
Bộ Công Thương Singapore cho rằng dù kinh tế Singapore vẫn có khả năng tăng trưởng tốt hơn dự báo trong năm nay, nhưng cũng có những rủi ro suy giảm đáng kể, với rủi ro lớn nhất là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Các làn sóng lây nhiễm tái đi tái lại tại các đối tác thương mại lớn của Singapore có thể làm suy giảm nhu cầu của các nước này đối với hàng hóa và dịch vụ của Singapore, qua đó hạn chế tốc độ tăng trưởng của “đảo quốc sư tử”.
Bà Selena Ling, nhà kinh tế trưởng và là trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân quỹ thuộc ngân hàng OCBC, cho rằng kể cả khi những hạn chế trong nước được dỡ bỏ như dự kiến sau ngày 13/6, những hạn chế đối với đi lại từ các nước có nguy cơ cao hơn có thể vẫn kéo dài nhiều tháng.
Theo bà, triển vọng phục hồi đối với một số ngành, trong đó có kinh doanh ăn uống, bất động sản thương mại, tổ chức sự kiện, hàng không và các ngành liên quan đến dịch vụ khách sạn có thể ở mức thấp nhất và các lĩnh vực này có thể tiếp tục bị sa lầy ở trong các mức tăng trưởng thấp hơn so với trước dịch bệnh.
Do đó, sự phân hóa theo lĩnh vực không đồng đều hơn dường như là điều không thể tránh khỏi trong vài quý tới.
Bà Ling cũng lưu ý mặc dù thị trường lao động đã ổn định vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, nhưng những biện pháp hạn chế hiện nay làm tăng nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp ở mức hiện tại sẽ kéo dài hơn dự đoán trước đó.
Ông Barnabas Gan, chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn UOB, cho rằng các lĩnh vực hướng ra bên ngoài của Singapore, như sản xuất, thương mại bán buôn và bán lẻ, dịch vụ tài chính sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm tới. Ông dự đoán tăng trưởng cả năm 2021 của Singapore đạt 5,5%, trong khi bà Seah duy trì dự đoán 6,3%, còn bà Ling kỳ vọng ở mức khoảng 6%.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã hạ thấp dự báo của họ. Ông Sin Beng Ong, nhà phân tích thuộc ngân hàng JPMorgan Chase, đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Singapore xuống 7%, so với mức 7,8% trước đó.
Ông cho biết việc điều chỉnh này là do sự thắt chặt các biện pháp phòng dịch do số ca mắc COVID-19 tăng trong thời gian gần đây ở “đảo quốc sư tử”, dẫn đến những ảnh hưởng đối với các lĩnh vực phi thương mại, ngay cả khi đà phục hồi trong lĩnh vực sản xuất vẫn được duy trì.
Bà Ling cho biết nếu các biện pháp hạn chế, trong đó có hạn chế đi lại, kéo dài qua thời hạn tháng Sáu, sẽ có ngày càng nhiều ngành chịu tác động tồi tệ kêu gọi các biện pháp hỗ trợ.
Theo bà, các biện pháp tài chính bổ sung vẫn là một lựa chọn và một số biện pháp hiện nay như Kế hoạch hỗ trợ việc làm và Khoản vay bắc cầu tạm thời… cần được gia hạn thêm. Theo kế hoạch, hầu hết những kế hoạch hỗ trợ này sẽ kết thúc vào tháng Chín.
Các nhà phân tích cho rằng chi tiêu tài chính, trong đó có các kế hoạch hỗ trợ, cho đến nay đã lấp vào một phần lỗ hổng do tiêu dùng cá nhân sụt giảm để lại. Tiêu dùng cá nhân chiếm khoảng 30% GDP của Singapore. Ví dụ, trong quý I, chi tiêu tiêu dùng giảm 3,9%. Sự sụt giảm này do tiêu dùng tư nhân giảm 7,9%, ngay cả khi chi tiêu công tăng 6,7%./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia: Kinh tế Singapore tăng trưởng nhẹ nhờ hoạt động chế tạo
07:56' - 02/06/2021
Theo một khảo sát của Reuters đối với các nhà kinh tế, nền kinh tế Singapore trong quý I/2021 được dự báo tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ hoạt động chế tạo mạnh hơn dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore chuẩn bị bước vào thời kỳ “bình thường mới”
18:08' - 31/05/2021
Nếu số ca lây nhiễm tiếp tục giảm, Singapore có thể nới lỏng các biện pháp phòng dichk COVID-19 sau ngày 13/6.
-
Kinh tế Thế giới
Tấm khiên bảo vệ nhiều lớp và câu chuyện chống dịch COVID-19 của Singapore
18:04' - 28/05/2021
Không ít người vẫn còn ám ảnh về những tháng kinh hoàng trong làn sóng dịch COVID-19 ở Singapore giữa năm ngoái, khi có tới một nửa số lao động nhập cư nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.