Lãnh đạo tỉnh Thái Bình nói gì về việc "xóa sổ" khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải?
Những ngày gần đây, có nhiều bài báo cho rằng tỉnh Thái Bình gần như "xóa sổ" Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải để xây dựng khu đô thị, nguy cơ xóa sổ cả một khu dự trữ sinh quyển thế giới... Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình và các đơn vị chức năng.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là khu rừng đặc dụng Ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước phải được xác lập theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Khu bảo tồn cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, còn Khu bảo tồn cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, có ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập Khu bảo tồn, có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy, tỉnh Thái Bình mới chỉ thành lập một Khu bảo tồn vào năm 2019 là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy với quy mô 6.560 ha. Quá trình thành lập Khu bảo tồn này được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đa dạng sinh học và theo hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Còn về "Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải", trước năm 2014, UBND tỉnh Thái Bình chưa có quyết định thành lập Khu bảo tồn tại Tiền Hải. Chỉ đến năm 2014, UBND tỉnh Thái Bình mới có Quyết định phê duyệt đề án và xác lập khu rừng đặc dụng tại 3 xã ven biển Nam Hưng, Nam Thịnh và Nam Phú (Tiền Hải), lấy tên khu rừng đặc dụng là: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. "Tên gọi thôi chứ bản chất xác lập nó là khu rừng đặc dụng", ông Đinh Vĩnh Thụy cho biết. Và trình tự, căn cứ xác lập khu rừng đặc dụng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 (nay là Luật Lâm nghiệp) và Nghị định 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ."Như vậy, bản chất của khu này là khu rừng đặc dụng chứ không phải khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước" - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình nhấn mạnh.
Đến nay chỉ có một quyết định cao nhất của UBND tỉnh xác lập đó là khu rừng đặc dụng. Việc quản lý rừng đặc dụng được thực hiện theo Luật Lâm nghiệp và các văn bản dưới luật. Và trong quá trình điều chỉnh quy hoạch đất từ khu rừng đặc dụng này sang khu đất Khu Kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình thực hiện theo trình tự của Luật Lâm nghiệp, chứ không theo Luật Đa dạng sinh học.
Tại Điều 2 của quyết định này giao "UBND tỉnh Thái Bình có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Thái Bình".
Theo đó, tỉnh Thái Bình có hai quy hoạch liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, bảo tồn phải điều chỉnh, gồm: Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 so với Quyết định 1486 có trên 5.300 ha chồng lấn với Khu kinh tế; Khu rừng đặc dụng đã xác lập theo Quyết định số 2159 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Bình so với Quyết định 1486, khu rừng đặc dụng này chồng lấn rất nhiều với khu kinh tế.
Để xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, một phần diện tích đất rừng ven biển được quy hoạch cho Khu kinh tế; trong đó có khu rừng đặc dụng tỉnh Thái Bình xác lập năm 2014, do các hoạt động phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên tại khu rừng đặc dụng này không hiệu quả. Cụ thể, tại Quyết định 2159 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Bình, xác lập khu rừng đặc dụng với tên gọi "Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải" chưa được lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững nên chưa có cơ sở xác định quy mô và diện tích.Mặt khác, trên thực tế rừng tại khu vực này phân tán, manh mún, chia cắt và xen kẹp với đầm nuôi trồng thủy sản, phần lớn diện tích đất chưa có rừng (đầm, bãi triều...) đều được người dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, các hoạt động giao thông, khai thác thủy sản tự nhiên, thăm quan du lịch…vẫn diễn ra thường xuyên, trong khi các hoạt động bảo tồn không có chuyển biến tích cực như trước khi xác lập khu rừng.
Vì vậy, một phần diện tích tại khu vực này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển vào quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình, song vẫn giữ lại 1.320 ha khu vực có rừng tốt nhất, liền khoảnh, có giá trị bảo tồn cao cho hoạt động phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, thuộc ba xã Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú của huyện Tiền Hải.
Trên cơ sở đó, sau khi rà soát điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 - 2020 của tỉnh và thực hiện Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 2159 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Bình (sau khi đề án được xác lập và kiện toàn lại tổ chức bộ máy, tiến hành lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, việc lập quy hoạch này làm cơ sở để xác định về quy mô và diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 731 năm 2023 về việc xác định vị trí, quy mô diện tích, ranh giới khu rừng đặc dụng tại ba xã ven biển Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, có tên gọi là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, với diện tích 1.320 ha đất có rừng ngập mặn và đất chưa có rừng. Quá trình điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 và xác định vị trí, quy mô diện tích, ranh giới khu rừng đặc dụng tại ba xã ven biển Nam Phú, Nam Hưng và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, có tên gọi là Khu bảo tôn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, đã được tỉnh thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành.Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Lại Văn Hoàn khẳng định, Thái Bình là một vùng đất ven biển, được hình thành bởi bãi bồi của sông Hồng, sông Thái Bình và quá trình khai hoang lấn biển nên công tác trồng, bảo vệ, phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Thái Bình đặc biệt coi trọng. Để phát triển rừng, những năm qua tỉnh Thái Bình đã có chủ trương và nhiều cơ chế chính sách phát triển rừng, trong đó huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn của các tổ chức nước ngoài, các nguồn vốn khác và huy động sự vào cuộc của người dân.Đến nay, tỉnh Thái Bình đã trồng được gần 4.300 ha rừng ở ven biển, tăng gần 600ha so với năm 2015. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 trồng mới thêm 1.000 ha và trồng bổ sung thêm 500 ha. Bên cạnh đó, diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp khi chuyển mục đích sử dụng đều phải trồng rừng thay thế. Vậy nên, diện tích và chất lượng rừng ven biển của tỉnh Thái Bình không ngừng được mở rộng và nâng cao. Từ đó phát huy hiệu quả phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ sản xuất, đời sống nhân dân, tạo môi trường sinh thái, môi trường sống cho các loài động vật, thực vật.
Thực hiện Quyết định số 1486 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thái Bình rà soát điều chỉnh các quy hoạch có liên quan đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch chung Khu kinh tế. Trong đó, việc xác định vị trí, quy mô ranh giới cho khu rừng đặc dụng tại 3 xã Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh (huyện Tiền Hải) theo Quyết định 731 năm 2023 với quy mô 1.320 ha vừa đảm bảo các khu rừng được xác lập đều có ranh giới để quản lý, vừa tránh chồng lấn với Khu kinh tế Thái Bình đã được Thủ tướng phê duyệt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết thêm, xây dựng Khu kinh tế Thái Bình là nhiệm vụ chiến lược của tỉnh hiện nay, trong đó phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái là chủ trương xuyên suốt của tỉnh. Nên thời gian tới, tỉnh tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng diện tích rừng thuộc quy hoạch lâm nghiệp; tập trung thực hiện quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình đã được Thủ tướng phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ đột phá phát triển trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX "Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh"; tận dụng tiềm năng, lợi thế của tỉnh ven biển để phát triển kinh tế hướng biển; trong đó thực hiện đầu tư các dự án theo quy hoạch được duyệt, gồm các dự án cảng biển, điện gió, điện khí, công trình giao thông và các dự án khu du lịch và dịch vụ, đô thị tập trung, sân golf Cồn Vành, khu nông nghiệp tập trung…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ triển khai 2 dự án cao tốc: Nam Định-Thái Bình, Gia Nghĩa-Chơn Thành
09:34' - 18/08/2023
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo việc triển khai 2 dự án cao tốc: Nam Định-Thái Bình, Gia Nghĩa-Chơn Thành.
-
Dự báo thời tiết
Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hoá, Thái Bình khẩn trương ứng phó bão số 1
18:01' - 16/07/2023
Trước diễn biến của bão số 1, các tỉnh thành phố Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hoá, Thái Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để chủ động ứng phó.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí kinh phí xử lý các điểm tiềm ẩn tai nạn trên một số quốc lộ qua Thái Bình
15:30' - 07/07/2023
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Bình ước tính cần khoảng 4,95 tỷ đồng để xử lý các vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông trên một số tuyến quốc lộ qua địa phương.
-
Doanh nghiệp
Hai nhà máy nhiệt điện do PVPGB quản lý đã phát lên lưới 3,4 tỷ kWh trong 6 tháng qua
15:21' - 05/07/2023
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 và Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do Chi nhánh Phát điện Dầu khí (PVPGB) quản lý đã cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 3,4 tỷ kWh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều chương trình chăm lo đời sống người lao động trong dịp Tết
12:09'
Với vai trò là cầu nối giữa người lao động và các tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn đang thực hiện nhiều chương trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong dịp Tết.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025 tại Đan Mạch: Vui Tết sum vầy, hướng tới khát vọng mới
08:20'
Ngày 25/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đã tổ chức chương trình “Xuân Quê hương” đón Năm mới Ất Tỵ 2025 với sự tham dự của gần 150 bà con kiều bào và nhiều bạn bè Đan Mạch yêu mến Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Tàu leo núi Chamonix ở Pháp - sự kết nối giữa con người, kỹ thuật và thiên nhiên
05:30'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, tàu leo núi bằng hệ thống bánh răng cưa ở Chamonix, được biết đến như một kiệt tác kỹ thuật đường sắt, phản ánh tinh thần chinh phục thiên nhiên của con người.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 27/1/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27, sáng mai 28/1 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga,Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng Thư ký LHQ chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
20:41' - 26/01/2025
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đã gửi thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 27/1. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 27/1/2025. XSMB thứ Hai ngày 27/1
19:30' - 26/01/2025
Bnews. XSMB 27/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 27/1. XSMB thứ Hai. Trực tiếp KQXSMB ngày 27/1. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 27/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 27/1. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 27/1/2025. XSMN thứ Hai ngày 27/1
19:30' - 26/01/2025
Bnews. XSMN 27/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 27/1. XSMN thứ Hai. Trực tiếp KQXSMN ngày 27/1. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai ngày 27/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 27/1. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 27/1/2025. XSMT thứ Hai ngày 27/1
19:30' - 26/01/2025
Bnews. XSMT 27/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 27/1. XSMT thứ Hai. Trực tiếp KQXSMT ngày 27/1. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 27/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan tại Lào Cai
19:01' - 26/01/2025
Từ chiều 26/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh với nền nhiệt xuống mức từ 2 độ C đến dưới 0 độ C, tại một số địa phương của Lào Cai đã xuất hiện băng và tuyết phủ trắng các ngọn núi cao.