Ứng dụng hiệu quả công nghệ số để kiểm soát hàng giả
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp nhiều vụ sản xuất, mua bán sữa giả, thực phẩm chức năng giả, dầu ăn giả… đã bị lực lượng chức năng nhiều tỉnh, thành phố phát hiện, xử lý. Sự gian dối trong sản xuất, mua bán hàng hóa không chỉ dừng lại ở những hộp sữa giả hay thực phẩm chức năng kém chất lượng mà còn là những sản phẩm thiết yếu có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trước thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng chuyển đổi số với các công cụ công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy và dữ liệu lớn (Big Data) giúp phân tích, nhận diện những hành vi bất thường trong giao dịch mua bán nhằm tạo ra một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, an toàn, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Nhu cầu tiêu dùng qua thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng tăng và hành vi buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên thương mại điện tử cũng tăng theo. Hiện tại, có tới 90% hàng giả và hàng xâm phạm quyền được tiêu thụ và bán trên nền tảng thương mại điện tử hoặc mạng xã hội. Hơn nữa, người tiêu dùng thông thường rất khó phân biệt được là đâu là hàng thật, hàng giả.
“Một trong những khó khăn của lực lượng quản lý thị trường trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm hàng giả, không có nguồn gốc xuất xứ đó là nhu cầu tiêu dùng thông qua thương mại điện tử ngày càng cao trong khi ý thức của người dân về chống hàng giả trên môi trường này còn hạn chế”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Tương tự, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hồ Chí Minh chia sẻ, để xử lý hiệu quả các vi phạm trên môi trường số cần thiết phải xây dựng được cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ban, ngành trong Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng như địa phương.
“Hy vọng có cơ sở dữ liệu và được chia sẻ giữa các ngành, giữa các địa phương để lực lượng có thể vào đó tìm, đọc, vừa học, vừa sử dụng cho công việc của mình thì sẽ chủ động hơn. Hiện tại, lực lượng đang được ví như dắt xe đạp xịt lốp đi trên đường cao tốc; phương tiện, kiến thức, cơ sở pháp lý không có, làm sao chặn container được”, ông Nguyễn Tiến Đạt bày tỏ.
Nhận định từ các chuyên gia, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng có những hệ lụy nhất định. Đáng lưu ý, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất nhiều trên môi trường thương mại điện tử, nhất là trên mạng xã hội.
Mạng xã hội là một sàn thương mại điện tử không chính thức. Nhiều đối tượng đã lợi dụng tính ẩn danh, thiếu kiểm soát của người quản mạng xã hội để buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực hiện hành vi gian lận thương mại.
Phổ biến như tạo tài khoản bán hàng livestream, rao bán sản phẩm gắn mác hàng hiệu nhưng thực tế lại là hàng giả. Lợi dụng chính sách giao hàng nhanh, thu hộ để giao hàng lậu, hàng vi phạm….
Để nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong thời gian tới, nhất là vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, đại diện nhiều cơ quan quản lý cho rằng phải ứng dụng được công nghệ số vào xử lý các vi phạm trên môi trường số. Ông Nguyễn Đăng Sinh- Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho biết, sau nhiều năm nghiên cứu, VATAP đã chốt lại một giải pháp đó là cung cấp mã QR cho doanh nghiệp để truy xuất thông tin sản phẩm bằng hệ thống VatapCheck. Bên cạnh quét mã QR code là để truy xuất nguồn gốc, chúng tôi có giải pháp chống hàng giả theo công nghệ số. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong chống hàng giả, phần mềm truy xuất nguồn gốc là cần thiết. Do đó, các giải pháp này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hàng hóa chất lượng. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến như tem chống giả thông minh, blockchain (công nghệ chuỗi khối) trong truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng tra cứu toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Theo các chuyên gia, một trong những ứng dụng đáng chú ý trong cuộc chiến chống hàng giả mà các nước trên thế giới đang áp dụng hiệu quả là sử dụng AI để phân tích dữ liệu mua bán hàng ngày. Hệ thống AI có thể rà soát hàng triệu giao dịch mua bán chỉ trong vài giây, tìm kiếm những dấu hiệu nghi ngờ về sản phẩm hoặc hành vi tiêu dùng. Khi phát hiện ra những bất thường, hệ thống AI sẽ đưa ra cảnh báo, giúp các cơ quan chức năng can thiệp kịp thời. Hệ thống dữ liệu lớn cũng giúp theo dõi và phân tích xu hướng tiêu dùng của người dân. Thông qua việc kết nối với các cơ sở dữ liệu toàn quốc, các cơ quan chức năng có thể dễ dàng xác định các vùng có tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm giả cao, từ đó triển khai các chiến dịch kiểm tra, giám sát chặt chẽ.Bên cạnh đó, dữ liệu Blockchain là một công nghệ quan trọng khác trong việc ngăn chặn hàng giả. Blockchain cung cấp một hệ thống dữ liệu không thể sửa đổi và minh bạch, giúp theo dõi quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ của mỗi sản phẩm. Chỉ cần quét mã QR trên bao bì, người tiêu dùng có thể tra cứu ngay lập tức nguồn gốc sản phẩm, biết được thông tin về chất lượng và các tiêu chuẩn sản xuất mà sản phẩm này đã tuân thủ. Điều này không chỉ giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng, mà còn ngăn chặn hành vi gian lận.
Ông Phạm Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng cho biết, chi cục vừa được Ban Chỉ đạo 57 của Đà Nẵng giao xây dựng ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả với kỳ vọng sẽ góp phần giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật, hàng giả; tăng hiệu quả trong công tác đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại.
Theo ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), trong 6 tháng đầu năm năm 2025, các sàn thương mại điện tử đã gỡ bỏ hơn 33.000 sản phẩm; đóng 11.000 shop có các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hiện tại Cục đang tham mưu lãnh đạo Bộ Công Thương trình Chính phủ ban hành Luật Thương mại điện tử nhằm quản lý tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử và tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm. Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ xây dựng các cơ sở dữ liệu. Khi xây dựng Luật Thương mại điện tử cũng sẽ có nội dung yêu cầu các sàn thương mại điện tử phải báo cáo, nội dung này cục đã đưa vào dự thảo luật.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Phát hiện, tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu
10:50' - 14/05/2025
Đội Quản lý thị trường số 11, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Nghệ An phát hiện xe tải vận chuyển 3 tấn đường cát nhập lậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Phôi thép - cách tránh thuế mới của ngành thép Trung Quốc
19:19'
Các nguồn tin trong ngành cho biết, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang lách hàng rào thuế quan tại các quốc gia như Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách xuất khẩu những sản phẩm bán thành phẩm.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu cùng quay đầu giảm nhẹ từ chiều 17/7
14:51'
Chiều 17/7, giá các loại xăng và dầu cùng quay đầu giảm nhẹ theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau 3 phiên giảm
14:40'
Dữ liệu kinh tế tốt hơn dự kiến của Trung Quốc và mức sụt giảm dầu dự trữ lớn hơn dự báo của Mỹ đều là những yếu tố hỗ trợ giá dầu.
-
Hàng hoá
"Cú hích" cho chuỗi giá trị ethanol nội địa
14:26'
Từ 1/1/2026, Việt Nam sẽ bắt buộc sử dụng xăng E10 trên toàn quốc, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lộ trình chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải.
-
Hàng hoá
Phạt 180 triệu với doanh nghiệp sản xuất hàng giả nhãn hiệu D-nee, Tauau
10:34'
Doanh nghiệp tại Hưng Yên sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau bị xử phạt 180 triệu đồng. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ do lo ngại về cung cầu
10:24'
Giá dầu có phiên điều chỉnh giảm nhẹ khi thị trường xuất hiện những lo ngại nhất định về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ.
-
Hàng hoá
TP. Hồ Chí Minh: Nhãn vào mùa thu hoạch, giá giảm mạnh
10:12'
Trung tuần tháng 7/2025, nông dân tại các vùng chuyên canh nhãn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như xã Hòa Hiệp, xã Bình Châu, Phước Hải… bước vào mùa thu hoạch chính vụ.
-
Hàng hoá
Lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ tăng giúp hạ nhiệt giá dầu thế giới
08:04'
Chốt phiên 16/7, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 19 xu Mỹ, xuống 68,52 USD/thùng, trong ki giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 14 xu Mỹ, xuống 66,38 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi lên nhờ kỳ vọng về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc
15:31' - 16/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 16/7 nhờ kỳ vọng về nhu cầu mùa Hè tại hai thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.