Lào Cai: Thiết lập hợp đồng dài hạn giữa người sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản
Tỉnh Lào Cai rất quan tâm đến các giải pháp liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, đặc biệt trong các ngành hàng chủ lực và coi đây là chìa khóa phát triển bền vững, khắc phục tình trạng bấp bênh "được mùa mất giá", góp phần xây nông thôn mới.
Trên thực tế, liên kết sản xuất đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho đồng bào dân tộc ở Lào Cai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiện quả sản xuất. Tuy vậy, hoạt động liên kết giữa các chủ thể còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp của tỉnh, đòi hỏi cần có các giải pháp thúc đẩy liên kết hiệu quả hơn nữa.
*Điểm sáng Nậm LúcXã Nậm Lúc là một xã vùng sâu, vùng xa cách trung tâm huyện Bắc Hà 36km. Địa phương là một điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết chuỗi, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân yên tâm lao động sản xuất, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.
Trước đây, người dân xã Nậm Lúc quanh năm chỉ biết làm nương, trồng lúa, trồng sắn, chăn nuôi gia súc, tỷ lệ hộ nghèo đói nhiều, một số hộ dân phải lo chạy ăn từng bữa. Tuy có canh tác trồng quế song còn manh mún, lạm dụng thuốc hóa học và chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường dẫn đến chất lượng thiếu bền vững, đầu ra không ổn đinh, giá cả bếp bênh. Nhiều hộ dân khi đó đã có tư tưởng phá bỏ cây quế để thay thế bằng các loại cây trồng khác. Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đến từng thôn bản, từng hộ gia đình vận động người dân có quế giữ nguyên diện tích không phá bỏ, tiếp tục chăm sóc cây con, từng bước chuyển sang trồng quế hữu cơ và hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Năm 2020, thôn Nậm Lúc Hạ là một trong 5 thôn tại xã Nậm Lúc được tham gia liên kết Dự án quế hữu cơ với Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà. Khi ấy, gia đình anh Sơn Văn Hùng, Bí thư Chi đoàn thôn Nậm Lúc Hạ cùng các hộ trồng quế khác đã tiến hành thành lập tổ, nhóm; được công ty đào tạo tập huấn và hướng dẫn chi tiết các nguyên tắc về sản xuất quế hữu cơ từ khâu trồng - chăm sóc- thu hoạch- bảo quản. Anh Hùng bày tỏ: "Thời gian đầu chúng tôi khá bỡ ngỡ, không nghĩ rằng tất cả các sản phẩm thiết yếu cá nhân dùng hằng ngày như: xà phòng, kem đánh răng, xăng, xịt muỗi…. đều là hóa chất, nếu lây nhiễm vào cây quế sẽ không đạt tiêu chuẩn hữu cơ và bị giảm giá trị". Tuy nhiên, sau một thời gian được cán bộ của Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà cùng cán bộ khuyến nông xã hưỡng dẫn nhiệt tình, dần dần người dân đã làm quen và thực hành tốt canh tác quế hữu cơ. Hiện tại, nhóm của anh Hùng và 4 nhóm còn lại của xã Nậm Lúc đã đạt Chứng nhận quế hữu cơ và Chứng nhận UEBT/RA (Nông nghiệp bền vững) với quy mô 573 ha/233 hộ theo tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu. "Từ khi tham gia liên kết chuỗi và đạt chứng nhận hữu cơ, chúng tôi thường xuyên được chia sẻ và cung cấp thông tin về thị trường, giá cả; được Công ty thu mua toàn bộ sản phẩm quế đạt chất lượng, vì vậy chúng tôi rất yên tâm để sản xuất", anh Hùng cho biết. Đến nay, trên toàn xã có 1.921 ha cây quế, trong đó, có 856 ha cây đã cho thu hoạch. Sản phẩm thu chủ yếu của cây quế là vỏ, ngoài ra còn thu hoạch từ cành, lá để chưng cất tinh dầu, hạt làm giống và thân cây làm gỗ bóc. Mọi sản phẩm từ cây quế đều được khai thác, thu mua với giá trị khá cao mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Năm 2021, tổng giá trị thu nhập từ khai thác cây quế đạt trên 19,6 tỷ đồng; năm 2022 đạt 20,7 tỷ đồng; năm 2023 đạt 17,4tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2024 tổng thu đạt 15,5 tỷ đồng. Hiện, đời sống của người dân xã Nậm Lúc đã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Nhiều ngôi nhà xây kiên cố đã mọc lên vững chãi bên những cánh rừng quế tươi xanh. Nhiều gia đình từ chỗ khó khăn đói nghèo đã vươn lên có của ăn của để, có điều kiện đầu tư cho kinh doanh và mua sắm phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hóa như xe máy, ô tô. *Đẩy mạnh dự báo thị trườngTrong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn là một trong những rào cản để các địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Do vậy, những điểm sáng như Nậm Lúc đang được ngành nông nghiệp địa phương tích cực nhân rộng nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới hiệu quả.
Đến hết năm 2023, Lào Cai có 47 mô hình liên kết các sản phẩm nông nghiệp giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân. Quy mô liên kết lên tới 11.000 ha với khoảng 12.000 hộ dân tham gia; tổng giá trị liên kết tiêu thụ đạt trên 1.200 tỷ đồng. Một số mô hình, dự án liên kết theo chuỗi giá trị điển hình như: mô hình liên kết chè, quy mô trên 3.300ha/3.000 hộ; mô hình liên kết quế, quy mô 7.850/3.500 hộ; mô hình liên kết dứa 350 ha/750 hộ; mô hình liên kết chuối 175ha/250 hộ... Bên cạnh đó, còn có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị hiệu quả giữa hợp tác xã với các hộ dân như: mô hình liên kết sản phẩm cá nước lạnh; mô hình liên kết sản phẩm trồng dâu nuôi tằm; mô hình trồng rau trái vụ; mô hình liên kết sản phẩm ớt... Ngoài ra, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay toàn tỉnh có 81 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Các dự án tập trung chủ yếu phát triển các ngành hành chủ lực của tỉnh (dược liệu, chè, dứa, chuối, lợn); cây ăn quả ôn đới; bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: chè 8.279 ha, dược liệu 1.031 ha, chuối 2.017 ha, dứa 2.217 ha, quế 60.487 ha, ăn quả ôn đới 4.507 ha... Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai Đỗ Văn Duy, liên kết sản xuất đã dần thay đổi tư duy ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước của người dân. Các chủ thể chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch, kiểm soát được quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, giảm rủi ro về giá cả. Người dân được tiếp cận nhanh chóng với khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất hiện đại trong nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Tuy vậy, cũng theo ông Đỗ Văn Duy, số lượng chuỗi liên kết còn chưa nhiều, quy mô vùng sản xuất hàng hóa chưa lớn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, vẫn còn một số mô hình liên kết thiếu bền vững, theo hình thức “thuận mua, vừa bán”, cho nên dễ xảy ra tình trạng đứt gãy, phá vỡ hợp đồng đã kỹ giữa nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới, Lào Cai sẽ quan tâm đánh giá, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhập, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản. Đây là cơ sở để giúp người nông dân, doanh nghiệp nghiên cứu, điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường và chủ động tìm đầu ra cho nông sản, là cơ sở thiết lập hợp đồng dài hạn giữa người sản xuất và người chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, địa phương tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ giới thiệu kết nối doanh nghiệp có năng lực, uy tín tham gia liên kết tiêu thụ để người dân yên tâm sản xuất. Đồng thời, tăng cường vai trò các hợp tác xã trong chuỗi theo hướng khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã cùng lĩnh vừng trên địa bàn cùng huyện hoặc tỉnh để tập trung các nguồn lực phát triển.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Lào Cai: Xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu tăng 212%
14:41' - 30/08/2024
Theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, xuất nhập nhập hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai từ đầu năm 2024 đến nay tăng khá mạnh; trong đó, chủ yếu là các mặt hàng nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai gỡ "điểm nghẽn" để phát triển kinh tế tập thể
18:00' - 07/08/2024
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, trong nửa đầu năm 2024, tỉnh đã thành lập mới 14 hợp tác xã (HTX), nâng tổng số HTX trên địa bàn lên 515, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu giải quyết dứt điểm, sớm đưa vào sử dụng các dự án tồn đọng
11:35'
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marco Farani: Việt Nam sẽ có những đóng góp quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
09:24'
Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani tin rằng sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ đóng góp quan trọng và mang lại các giải pháp cho các vấn đề kinh tế và xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện ứng phó với bão USAGI gần biển Đông
21:45' - 14/11/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện các địa phương, bộ ngành liên quan về việc ứng phó với bão USAGI gần biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng thuận tái khởi động dự án điện hạt nhân
20:33' - 14/11/2024
Khi hay tin Chính phủ đề xuất tái khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 trước đây đều bày tỏ phấn khởi và đồng thuận cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý đầu tư công
20:32' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng
20:10' - 14/11/2024
Khảo sát thực địa, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần thúc đẩy tiến độ triển khai hai Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn).
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội là tính hành động
19:27' - 14/11/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội lần này là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Hai nước Việt – Trung cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh
17:54' - 14/11/2024
Chiều 14/11, UBND tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Hoa) ký kết Bản ghi nhớ về Cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tránh xảy ra sự cố, chậm trễ trong hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
17:27' - 14/11/2024
Chiều 14/11, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã có buổi khảo sát tại Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.