Lào Cai ưu tiên đầu tư hạ tầng kết nối vùng
Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt đã được sửa chữa, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thương kinh tế qua địa bàn.
*Hạ tầng giao thông có nhiều cải thiện
Theo ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lào Cai, đặt trong tổng thể vùng, Lào Cai là tỉnh vùng cao miền núi, hội tụ đầy đủ 4 loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và trong một vài năm tới sẽ có đường hàng không, hạ tầng giao thông nội địa và quốc tế thuận lợi, đa dạng.
Các tuyến Quốc lộ phân bố rộng khắp (Trên địa tỉnh hiện có 5 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài 456km bao gồm: QL.4, QL.4D, QL.4E, QL.70 và QL.279). Cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài nhất cả nước liên kết các tỉnh trong vùng với vùng thủ đô.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai nối với Côn Minh - Trung Quốc đã vận hành hơn 110 năm và tuyến đường thủy nội địa trên sông Hồng có giả trị lịch sử của cả vùng Bắc Bộ.
Đặc biệt, sau khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác vào tháng 9/2014 đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương ở khu vực Tây Bắc nói chung, Lào Cai nói riêng.
Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế trong nước, tuyến đường này còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của các nước ASEAN và Trung Quốc, góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các nước trong tiểu vùng sông Mekong.Tuyến đường hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong khu vực; trong đó có Lào Cai phát huy tiềm năng lợi thế, thu hút mạnh các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển giao thương quốc tế.
Những năm qua, nhiều tuyến đường kết nối với tuyến cao tốc này đã và đang tiếp tục được triển khai, từng bước tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn liên kết giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng và cả nước và quốc tế. Mới đây nhất là 2 tuyến đường kết nối Lai Châu và Nghĩa Lộ (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai vừa được khởi công.
Ngoài ra, trong định hướng phát triển hạ tầng giao thông vùng Trung du, miền núi phía Bắc, sẽ có thêm nhiều dự án tác động trực tiếp đến Lào Cai như Dự án đường nổi Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; cao tốc Bảo Hà - Lai Châu - Ma Lù Thàng; dự án nâng cấp, cải tạo các Quốc lộ 4, 4D, 4E, 70, 279; xây dựng hầm Hoàng Liên nối Sa Pa với Lai Châu, đầu tư phát triển các cụm cảng thủy nội địa, cụm cảng cạn; Dự án mở rộng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn Yên Bái - Lào Cai lên thành 4 làn xe; Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ 1435mm, tuyến đường sắt khổ lồng 1.435 mm kết nối ga Lào Cai (Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).
Đặc biệt là việc triển khai xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa quy mô cấp 4C, định hướng là Cảng hàng không quốc tế, tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng sẽ đưa Lào Cai trở thành địa phương có đủ 4 loại hình giao thông, mở ra thời kỳ mới, cơ hội mới để Lào Cai và các tỉnh trong vùng phát triển toàn diện. Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch tỉnh Lào Cai cho biết thêm, hiện nay, địa phương cũng đang tích cực triển khai các công việc cuối cùng để sớm khởi công Dự án Cảng Hàng không Sa Pa. Cảng Hàng không Sa Pa được đầu tư và đưa vào hoạt động sẽ có sức lan tỏa rất lớn đối với tỉnh Lào Cai nói riêng, khu vực Tây Bắc và cả nước nói chung, từng bước góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông của tỉnh. "Cảng Hàng không Sa Pa đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy liên kết vùng của Lào Cai với các địa phương của Việt Nam và vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc, trở thành cầu nối giao thương trọng điểm của Tây Bắc với cả nước và khu vực ASEAN nói chung", ông Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh.*Vẫn còn nhiều điểm bất cập cần tháo gỡ
Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều nguồn lực để phát triển hệ thống mạng lưới giao thông trong khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ cao tốc và cải tạo đường sắt.
Đến nay, các hành lang vận tải kết nối 14 tỉnh trong khu vực với thủ đô Hà Nội cơ bản đã có kết nối với hệ thống đường bộ cao tốc, góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các chuỗi đô thị, các khu, cụm công nghiệp... dọc hành lang theo các tuyến cao tốc.
Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông Vận tải, kết nối giao thông giữa các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều điểm bất cập cần tiếp tục được tháo gỡ.
Do đặc điểm địa hình khó khăn, hiểm trở nên đường bộ vẫn là phương thức vận tải chủ đạo; trong đó, hình thành một số trục cao tốc kết nối liên vùng, kết nối quốc tế như: Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên - Bắc Kạn (Chợ Mới), Hòa Lạc - Hòa Bình, Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn (Chi Lăng). Mạng lưới quốc lộ kết nối vùng tùng bước được nâng cấp với 65% - 70% chiều dài cơ bản đạt cấp IV trở lên, còn lại khoảng 30% - 35% đạt cấp V, VI. Tại một số địa phương, đường bộ là phương thức kết nối duy nhất đã tạo nhiều áp lực về đảm bảo an toàn giao thông, nguy cơ xảy ra chìa cắt, cô lập khi có các sự cố về thiên tại như lũ quét, lũ ống, sạt lở núi.Về đường sắt, khu vực hiện có 5 tuyến đường sắt quốc gia; trong đó, có 2 tuyển đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng và Hà Nội - Lào Cai, mặc dù đã từng bước được cải thiện, nhưng chưa cạnh tranh được với đường bộ. Kết nối giữa phương thức vận tải đường bộ và đường sắt còn hạn chế.
Thị phần vận tải đường sắt còn thấp, cả hành khách và hàng hóa đều đang dưới 0,5% so với nhu cầu vận tải của toàn vùng.
Đường thủy nội địa hiện đang khai thác 3 tuyến vận tải thủy chính là Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai (sông Hồng); Việt Trì - Hòa Bình (sông Đà), Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang (sông Lô). Về hàng không, hiện, trong vùng có 2 sân bay nhưng sân bay Nà Sản (Sơn La) xuống cấp đã dừng hoạt động, chỉ còn Cảng Hàng không Điện Biên Phủ hoạt động với năng lực hạn chế, tần suất bay chưa nhiều do điều kiện địa hình và nhu cầu chưa cao.
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vùng Trung du, miền núi phía Bắc là do nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông 14 tỉnh trong vùng còn thấp so với các vùng khác trong cả nước.Việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP rất khó khăn do địa bàn trải rộng, dân cư thưa, kinh tế vùng chưa phát triển, lưu lượng phương tiện thấp, do đó, tính hiệu quả về mặt tài chính chưa cao, thời gian thu hồi vốn kéo dài.
Do điều kiện địa hình khu vực núi cao, bị chia cắt nhiều, điều kiện thủy văn phức tạp nên suất đầu tư xây dựng các công trình giao thông lớn, quá trình khai thác thường bị xuống cấp nhanh, điều kiện khai thác chịu ảnh hưởng của sạt lở mùa mưa bão. Khó khăn chung của các địa phương trong vùng cũng chính là khó khăn nội tại của Lào Cai trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Với mục tiêu đưa Lào Cai trở thành trung tâm kết nối của vùng và cả nước, kết nối trực tiếp với thị trường Trung Quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối là một trong những lĩnh vực đột phá.Lào Cai đã chủ động đề xuất với Trung ương các giải pháp để giải quyết những khó khăn như ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án đầu tư theo phương thức PPP cho các dự án ngoài ngân sách, các dự án ở vùng khó khăn.
Cùng với đó, tỉnh Lào Cai cũng đề xuất trung ương cho phân cấp, phân quyền cho địa phương trong công tác đầu tư, quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để các địa phương chủ động cân đối nguồn lực, tham gia đầu tư; đồng thời, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua hình thức nhượng quyền; thực hiện cơ chế thu từ khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường bộ, các công trình nhà ga, đầu mối vận tải.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai: Phát triển các trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thông và phân phối hàng hóa
15:14' - 22/11/2022
Để hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai trở lại bình thường và có những bước đột phá, tỉnh Lào Cai tiếp tục đổi mới xúc tiến và thu hút đầu tư, tiếp cận nhà đầu tư theo hướng chủ động.
-
Kinh tế & Xã hội
Trường Chính trị tỉnh Lào Cai đạt chuẩn mức độ I đầu tiên trong cả nước
15:06' - 16/11/2022
Trường Chính trị tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn mức độ I theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư Cảng hàng không Lào Cai
17:39' - 14/11/2022
Chiều 14/11, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 9 (kỳ họp giải quyết công việc phát sinh).
-
Thị trường
Lào Cai nhiều tiềm năng phát triển hạ tầng logistics
12:28' - 10/11/2022
Với tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt kinh tế cửa khẩu là những điều kiện rất thuận lợi để Lào Cai thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics.
-
Đời sống
Sương muối xuất hiện trên đỉnh Fansipan (Lào Cai)
10:54' - 06/11/2022
Do nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C, sáng sớm 6/11, tại đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) đã xuất hiện sương muối phủ trắng một lớp mỏng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15'
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21'
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30'
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29'
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.