LHQ bổ sung danh sách hàng hóa lưỡng dụng cấm bán sang Triều Tiên
Ủy ban Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc (LHQ) giám sát các lệnh trừng phạt Triều Tiên đã đưa ra danh sách bổ sung 32 hàng hóa cấm bán sang Triều Tiên.
Trong một văn bản lưu hành tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ ngày 23/10, ủy ban giám sát các lệnh trừng phạt Triều Tiên nói trên nhấn mạnh các hàng hóa trong danh mục bổ sung này bao gồm các hộp có thể được dùng để chứa vật liệu phóng xạ, hệ thống làm mát liên tục, các máy chụp tia X và thiết bị dự báo động đất.
Các mặt hàng khác nằm trong danh sách này gồm máy gia tốc nguyên tử, acid nitric dạng đặc, thiết bị phát hiện, giám sát và đo lường phóng xạ...
Phát biểu tại một hội nghị giải trừ quân bị ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ, Đại sứ Mỹ Robert Wood nêu rõ Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác nhằm gây áp lực kinh tế và ngoại giao tối đa đối với Bình Nhưỡng, qua đó buộc giới chức Triều Tiên thay đổi lộ trình và tham gia vào các cuộc đàm phán về việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Ông nhấn mạnh Triều Tiên sẽ không đạt được an ninh và thịnh vượng mà nước này theo đuổi cho đến khi tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế.
Trong khi đó, Rachel Hicks, một thành viên khác của phái đoàn Mỹ tham dự hội thảo trên, cho rằng Triều Tiên đã vi phạm mọi thỏa thuận mà nước này có trong suốt 25 năm qua về chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Theo bà, Triều Tiên đã sử dụng các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo để đe dọa các nước và gây áp lực đối với các cuộc đàm phán và thỏa thuận quốc tế, nhằm đổi lấy lợi ích về dầu mỏ, thực phẩm, tài chính.
Bà hối thúc các thành viên của ủy ban ủng hộ nghị quyết trên, đồng thời khẳng định nghị quyết này sẽ làm rõ rằng việc tuân thủ các thỏa thuận có vai trò quan trọng với hòa bình và ninh quốc tế, cũng như thể hiện quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong sử dụng biện pháp ngoại giao buộc bên vi phạm phải tuân thủ cam kết.
Trước đó, ngày 11/9 vừa qua, toàn bộ 15 nước ủy viên HĐBA LHQ đã nhất trí thông qua nghị quyết mới tăng cường các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân thứ sáu của Triều Tiên hôm 3/9. Biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất trong nghị quyết mới này là cấm toàn bộ hàng xuất khẩu dệt may của Triều Tiên.
Năm ngoái, ngành công nghiệp dệt may đã mang lại doanh thu gần 1 tỷ USD cho Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, nghị quyết duy trì lệnh cấm vận khí đốt tự nhiên, song chỉ áp đặt mức trần đối với xuất khẩu dầu đã tinh chế sang Triều Tiên ở mức 500.000 thùng trong vòng 3 tháng tính từ ngày 1/10 và ở mức 2 triệu thùng trong 12 tháng tính từ ngày 1/1 năm sau. Ngoài ra, xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên bị giới hạn ở mức hiện nay là 2 triệu thùng một năm.
>>>Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN kêu gọi Triều Tiên nối lại đối thoại
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN kêu gọi Triều Tiên nối lại đối thoại
20:41' - 23/10/2017
Ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á đã hối thúc Bình Nhưỡng tuân thủ các nghĩa vũ quốc tế và nối lại đối thoại.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản ưu tiên giải quyết mối đe dọa Triều Tiên
15:46' - 23/10/2017
Thủ tướng Abe cam kết Nhật Bản sẽ phối hợp với Mỹ, Trung Quốc và Nga trong nỗ lực kiềm chế mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên thông qua "các biện pháp ngoại giao cứng rắn và mạnh mẽ".
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Abe tuyên bố kiên quyết đối phó với Triều Tiên
07:34' - 23/10/2017
Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Abe nêu rõ: "Như tôi đã cam kết trước đó, nhiệm vụ sắp tới của tôi là kiên quyết đối phó với Triều Tiên. Do đó, cần phải có một nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ".
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tuyên bố không trở lại các cuộc đàm phán 6 bên
10:54' - 22/10/2017
Bình Nhưỡng sẽ không trở lại các cuộc đàm phán đa phương cho đến khi nước này giải quyết các vấn đề với Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43'
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51'
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21'
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35'
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16'
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.