LHQ cảnh báo đây là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử
Báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết tính đến thời điểm này của năm 2019, nhiệt độ toàn cầu đã ở mức cao hơn 1,1 độ C so với nhiệt độ trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, theo đó năm 2019 đang trên đà trở thành một trong 3 năm nóng nhất trong lịch sử.
Khí phát thải từ các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng trọt và vận chuyển hàng hóa khiến năm 2019 có nguy cơ phá kỷ lục về mật độ carbon trong khí quyển.
Trong khi đó, các đại dương, vốn hấp thụ tới 90% lượng nhiệt từ khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng đang ghi nhận mức nhiệt kỷ lục.
Các vùng biển trên thế giới có mức acid nhiều hơn 25% so với cách đây 150 năm, đe dọa hệ sinh thái biển mà hàng tỷ người trên thế giới đang phụ thuộc để kiếm sống.
Tháng 10 vừa qua, mực nước biển trên toàn cầu cũng tăng lên mức kỷ lục, do sự tan chảy của 329 tấn băng tại Greenland trong suốt một năm.
Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhấn mạnh tần suất xảy ra nắng nóng và lũ lụt đang ngày càng tăng.
Với mức nhiệt cao hơn 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, năm 2019 đã ghi nhận nắng nóng khắc nghiệt tại châu Âu, Australia và Nhật bản, sự tàn phá của siêu bão tại Đông Nam châu Phi, cũng như các trận cháy rừng tại Australia và bang California của Mỹ.
Báo cáo của WMO nêu rõ trong 4 thập kỷ qua, mỗi thập kỷ đều nóng hơn so với thập kỷ trước đó.
Do đó, biến đổi khí hậu không còn là hiện tượng mà các thế hệ tương lai phải đối mặt, mà hiện tại hàng triệu người đang phải gánh chịu tổn hại do những tác động từ hoạt động khai thác và tiêu thụ của con người.
Theo báo cáo, hơn 10 triệu người đã phải di dời trong nửa đầu năm 2019, trong đó 7 triệu người phải chịu tác động từ các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, hạn hán, lũ lụt.
WMO ước tính đến cuối năm nay, số người phải di tản do thời tiết cực đoan sẽ tăng lên 22 triệu người.
Những cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 25) đang diễn ra tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha.
Dự kiến, COP 25 tập trung chủ yếu vào việc hoàn tất bộ quy tắc triển khai Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, để hiệp định này có thể được thực hiện từ năm 2021.
Mục tiêu của Hiệp định Paris, được 197 quốc gia ký kết và 185 nước thông qua, là duy trì mức tăng nhiệt độ Trái Đất không vượt ngưỡng 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo kể cả khi các cam kết của Hiệp định Paris được thực thi, Trái Đất vẫn đang trên đà tăng thêm 3 độ C vào cuối thế kỷ này./.
- Từ khóa :
- Liên hợp quốc
- LHQ
- nắng nóng
- nắng
- biến đổi khí hậu
- Hiệp định Paris
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nắng nóng kỷ lục kéo dài tại Australia
11:26' - 06/11/2019
Khí hậu Australia đã thiết lập một kỷ lục mới với 36 tháng liên tiếp có ngưỡng nhiệt độ cao hơn mức trung bình dài hạn.
-
Kinh tế & Xã hội
Tháng 9/2019 là tháng nóng nhất trong lịch sử
11:20' - 05/10/2019
Nhân loại vừa trải qua một tháng 9 nóng nhất trong lịch sử và đây là tháng thứ tư liên tiếp Trái Đất ghi nhận mức nhiệt kỷ lục hoặc gần sát kỷ lục.
-
Kinh tế & Xã hội
Thời tiết đầu Thu nắng nóng bất thường ở Mỹ
11:02' - 03/10/2019
Một đợt nắng nóng bất thường đang làm thời tiết đầu Thu tại nhiều khu vực miền Nam và miền Đông nước Mỹ giống như những ngày Hè, với nhiệt độ các nơi đều trên 32 độ C (trên 90 độ Fahrenheit).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam – Ba Lan trong lĩnh vực thực phẩm
19:49' - 11/08/2022
Từ nhiều năm nay, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa đứng thứ hai của Việt Nam và Việt Nam cũng là đối tác thương mại quan trọng của EU.
-
Kinh tế & Xã hội
Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý
19:46' - 11/08/2022
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp đề nghị tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá.
-
Kinh tế & Xã hội
Phần Lan tạm dừng công nhận hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam
19:33' - 11/08/2022
Phần Lan sẽ tích cực làm việc với các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, Schengen và phía Việt Nam để giải quyết vấn đề này.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạm dừng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân đối với nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh
18:52' - 11/08/2022
Tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định tạm dừng việc gửi danh sách xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân đối với ông Ninh Văn Chủ, nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh).
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp Khu Công nghệ cao tuyển dụng nhiều lao động có tay nghề, chuyên môn cao
18:51' - 11/08/2022
Ngày 11/8, Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao phối hợp cùng Trung tâm dịch vụ việc làm Tp Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội việc làm Khu Công nghệ cao lần thứ nhất năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 11/8: Hơn 6.400 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh
18:16' - 11/08/2022
Chiều 11/8, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.418 ca
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật thông tin về hai công dân Việt Nam bị cáo buộc vi phạm pháp luật ở Tây Ban Nha
17:57' - 11/08/2022
Liên quan đến 2 công dân bị cáo buộc vi phạm pháp luật ở Tây Ban Nha, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, sẽ có biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 11/8
15:30' - 11/08/2022
BNEWS/TTXVN cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ Năm ngày 11 tháng 8 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga phát hiện chủng virus SARS-CoV-2 kết hợp giữa 2 biến thể Omicron và Delta
15:25' - 11/08/2022
Các nhà khoa học đã phát hiện tại Nga chủng kết hợp giữa 2 biến thể Omicron và Delta của virus SARS-CoV-2, đồng thời cho biết cần nghiên cứu thêm về mức độ nguy hiểm của chủng virus này.