Liên hợp quốc: Kinh tế Nam Phi cần 5 năm để phục hồi sau COVID-19
Ngày 24/8, Liên hiệp quốc (LHQ) dự đoán kinh tế Nam Phi có thể phải cần đến 5 năm mới có thể phục hồi do những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong khi tỷ lệ đói nghèo và thất nghiệp tại nước này được dự báo sẽ tăng đột biến trong năm 2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, trong một báo cáo cùng ngày, Chương trình phát triển LHQ (UNDP) cho biết dịch COVID-19 có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế phát triển nhất châu Phi này giảm khoảng 7,9% trong năm 2020 rồi sau đó mới phục hồi dần cho đến hết năm 2024.
Tuy nhiên, ngay trong năm 2020 này, tỷ lệ đói nghèo cùng cực sẽ tăng khoảng 66%, trong khi 34% số gia đình có thu nhập trung bình sẽ bị đẩy xuống tầng lớp ‘’dễ bị tổn thương’’, trong đó những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người da màu, người ít học vấn và người hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi chính thức.
Theo tính toán của UNDP, với kịch bản lạc quan nhất, dịch COVID-19 có thể sẽ lấy đi việc làm của khoảng 50.000 người dân nước này trong năm 2020, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi hiện đã vượt quá 30%.
Trước đó, hồi tháng 7, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings (S&P) dự báo kinh tế Nam Phi có thể tăng trưởng âm tới 6,9% trong năm 2020. Tháng 4/2020, S&P cùng hai hãng xếp hạng tín dụng khác là Moody's và Fitch cũng từng hạ xếp hạng tín dụng của Nam Phi xuống mức “vô giá trị”, nghĩa là không đáng đầu tư.
Trên thực tế, ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, kinh tế Nam Phi đã rơi vào khủng hoảng triền miên trong nhiều năm qua, đặc biệt dưới thời cựu Tổng thống Zacob Zuma (2009-2018), do năng lực quản lý yếu kém cùng tình trạng tham nhũng tràn lan.
Liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tính đến hết ngày 24/8, Nam Phi ghi nhận 609.773 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 13.159 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, 506.470 người mắc COVID-19 tại nước này đã khỏi bệnh, chiếm 83% tổng số ca và cao hơn mức trung bình thế giới là 62%.
Theo Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize, măc dù vẫn đang đứng thứ 5 trên thế giới về tổng số ca mắc COVID-19, nước này hiện đã qua giai đoạn đỉnh dịch với số ca nhiễm mới giảm từ 12.000 xuống còn khoảng hơn 3.000-4.000 trong 2 tuần qua.
Ông Mkhize khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh Nam Phi có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng dịch thứ 2 trong thời gian tới.
Nhằm mục đích từng bước khôi phục nền kinh tế hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, Nam Phi hôm 18/8 đã nới lỏng lệnh phong tỏa từ cấp độ 3 hiện tại xuống cấp độ 2 trong đó bao gồm việc cho phép người dân di chuyển liên tỉnh, gặp gỡ bạn bè và người thân với quy mô dưới 50 người, cũng như dỡ bỏ lệnh cấm bán đồ uống có cồn và thuốc lá.
Ngoài ra, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đã được phép hoạt động nhưng phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng dịch theo quy định của các cơ quan chức năng./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành bán lẻ của Nam Phi chịu tổn thất kép do COVID-19
06:04' - 24/08/2020
Ngành bán lẻ của Nam Phi đang phải chịu tổn thất kép từ đại dịch COVID-19 do các cửa hàng phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa và sức mua của các hộ gia đình giảm mạnh.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Nam Phi có nguy cơ "suy kiệt khả năng ứng phó" do COVID-19
18:29' - 02/08/2020
WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể khiến Nam Phi "suy kiệt khả năng ứng phó’’ trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia phát triển nhất châu Phi này đã vượt quá nửa triệu người.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF thông qua khoản vay 4,3 tỷ USD giúp Nam Phi ứng phó với COVID-19
10:43' - 28/07/2020
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 27/7 cho biết đã thông qua khoản vay trị giá 4,3 tỷ USD nhằm giúp Nam Phi ứng phó với tác động từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29'
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.