Liên kết đảm bảo lưu thông phân phối hàng hóa
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, Cục, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp tốt với Bộ Công Thương và Bộ Y tế để thực hiện tốt chỉ đạo của Phó Thủ tướng.
Việc phối hợp thực hiện vẫn đảm bảo nguyên tắc theo đúng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 và Chỉ thị số 5/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo tốt việc lưu thông hàng hóa từ Hải Dương đến các địa phương khác trong cả nước và vận tải qua Hải Phòng và các tỉnh biên giới phục vụ xuất khẩu.
Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, ngay khi nhận được thông tin từ UBND tỉnh Hải Dương, Cục đã có văn bản gửi Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và các hệ thống siêu thị lớn như Hapro, Vincommerce, Saigon Coop, Central Retail Cooporation chung tay trong việc tháo gỡ khó khăn tiêu thụ nông sản cho Hải Dương và các tỉnh có dịch COVID-19 bùng phát trong thời gian vừa qua.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản đề nghị các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang và các cơ quan liên quan của các tỉnh phối hợp giải quyết vướng mắc trong tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn chống dịch nhưng vẫn làm tốt thương mại hàng hóa giữa các địa phương và phục vụ xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã làm việc với phía Hàn Quốc để mở cửa lại cho việc xuất khẩu cà rốt của Hải Dương vào thị trường này trong bối cảnh COVID-19 vẫn đang diễn ra ở Hải Dương. Ông Lê Thanh Hòa cho biết, trên thực tế kinh nghiệm, việc phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương để tháo gỡ khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản đã được làm tốt trong năm 2020. Ví dụ như việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa lường hết những khó khăn và vướng mắc ngay trong chính thị trường nội địa khi dịch COVID-19 bùng phát. Trong bối cảnh dịch COVID-19 sẽ vẫn có nguy cơ xảy ra, để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, ông Lê Thanh Hòa cho rằng, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương, các bộ, ngành cần phối hợp tốt hơn nữa để đảm bảo thông suốt trong lưu thông hàng hóa nông sản, vật tư phục vụ cho tiêu dùng trong nước và vận tải xuất khẩu. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương đã kết nối các doanh nghiệp phân phối lớn với các địa phương (thông qua Sở Công Thương) để thúc đẩy tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn, đã thu hoạch nhưng gặp khó khăn về thị trường.Bộ Công Thương cũng chủ động làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và doanh nghiệp để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, loại bỏ tâm lý e dè của người tiêu dùng đối với hàng hóa nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đang có dịch.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có văn bản gửi UBND thành phố Hải Phòng và UBND tỉnh Hải Dương, các Sở Giao thông Vận tải của hai địa phương này về việc đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi và an toàn phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Sở Giao thông Vận tải Hải Dương nắm bắt nhu cầu xét nghiệm của lái, phụ xe vận chuyển hàng hóa trên địa bàn, phối hợp với đơn vị chức năng xét nghiệm nhanh cho đối tượng này theo hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa.Sở Giao thông Vận tải Hải Dương thống kê số lượng lái xe, phụ xe hiện đang nằm trong vùng cách ly, phong tỏa; lên phương án sử dụng số lái, phụ xe bên ngoài vùng cách ly, phong tỏa thay thế cho lái xe, phụ xe đang bị cách ly; phối hợp hợp với Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng nghiên cứu, xem xét giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam về việc có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho vận tải hàng hóa giữa tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Đầu năm 2020, do dịch COVID-19, tình trạng bị ách tắc hàng hóa xuất khẩu ở cửa khẩu Tân Thanh đã diễn ra. Khi đó, các bộ, ngành đã chủ động, có giải pháp cách làm sáng tạo như thành lập đội lái xe chuyên biệt, hướng dẫn trong lưu thông, bảo quản nông sản, khử khuẩn… để vừa đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh cũng như lưu thông hàng hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, với tình hình hiện nay, các ngành chức năng cần huy động những lực lượng, đơn vị xét nghiệm COVID-19 hỗ trợ các địa phương có dịch để đảm bảo yêu cầu cho đội ngũ lái xe trong thời gian ngắn nhất, để hạn chế ách tắc lưu thông hàng hóa.Bên cạnh đó, các đơn vị như vận tải, logistics,… mỗi ngành có chức năng quản lý nhà nước khác nhau nhưng làm thế nào để cùng áp dụng các biện pháp đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng để tham gia lưu thông, phân phối nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung, đảm bảo lợi ích cho người dân nhưng vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch./.
>>Kinh nghiệm nào để giải cứu nông sản trong vùng dịch?
Tin liên quan
-
Thị trường
Liên kết tìm đầu ra cho nông sản
12:18' - 25/02/2021
Nhiều đơn vị trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã vào cuộc hỗ trợ các địa phương tìm đầu ra cho nông sản và tạo điều kiện cho người nông dân đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
-
Thị trường
Liên minh HTX VN: Ít nhất 10 điểm bán hàng nông sản với tiêu chí hỗ trợ không lợi nhuận
16:32' - 24/02/2021
Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đến thời điểm này LM HTXVN đã nhận được sự đề nghị hỗ trợ tiêu thụ nông sản của 50 hợp tác xã và mỗi hợp tác xã đang tồn đọng khoảng từ 60-70 tấn sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49'
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16'
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ hôm nay 1/7 nhờ giảm thuế giá trị gia tăng
08:25'
Kể từ hôm nay 1/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu các đồng loạt giảm do Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53'
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh thu giữ và tiêu hủy gần 17 tấn nhuyễn thể không rõ nguồn gốc
19:37' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, kiểm tra, thu giữ và xử lý tiêu hủy gần 17 tấn ngao và hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm
17:47' - 30/06/2025
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt
16:51' - 30/06/2025
Những lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu vẫn là một yếu tố kìm hãm đà giảm sâu của giá dầu
-
Hàng hoá
Kim loại đồng loạt tăng giá
09:34' - 30/06/2025
Diễn biến trái chiều giữa thị trường năng lượng và kim loại. Trong khi 5 mặt hàng năng lượng khép tuần giao dịch trong sắc đỏ thì thị trường kim loại chứng kiến toàn bộ các mặt hàng đồng loạt tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á kéo dài đà giảm do một loạt yếu tố bất lợi
07:51' - 30/06/2025
Giá dầu giảm trong sáng 30/6 trên thị trường châu Á, sau tuần thua lỗ nặng nề nhất trong hơn hai năm qua giữa lúc các quỹ phòng hộ bán tháo sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Iran – Israel.