Liên kết doanh nghiệp – nông dân hướng tới hội nhập
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa doanh nhân và nông dân. Nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, nhiều nông dân đã trở thành trí thức. Nhiều nông dân đã chuyển hóa trở thành doanh nhân và công nhân. Thực tế cho thấy, ở đâu có doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào nông dân thì ở đó nông nghiệp thành công. Đó là lý do vì sao cần nhân rộng các mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đặt ra yêu cầu cần phải tái cấu trúc nền nông nghiệp. Bởi chắc chắn các hộ nông dân đơn lẻ sẽ không thể cạnh tranh và đương đầu với các trang trại phát triển trên thế giới. Vì lẽ đó, doanh nghiệp và nông dân cần liên kết với nhau để trở thành một tổ chức vững mạnh. Nhà nước cần tạo môi trường và điều kiện cho nông dân phát triển. Trong đó, doanh nhân đóng vai trò trung tâm, dù cho đó là liên kết 3 nhà hay 5 nhà.
Đánh giá cơ hội phát triển của nông nghiệp Việt Nam , TS. Vũ Tiến Lộc nhận định, với sự khan hiếm về lương thực thực phẩm có thể sẽ diễn ra trong tương lai và giá lương thực, thực phẩm sẽ duy trì ở mức độ cao, thì cơ hội cho ngành nông nghiệp là rất lớn. Do đó, ngành nông nghiệp cần sự đầu tư có tiềm năng và có tầm nhìn.
Cùng có chung quan điểm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hà Công Tuấn nhận định, việc ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng mở ra không gian thương mại rộng lớn giữa Việt Nam với 55 quốc gia đối tác, bao gồm thành viên của nhóm G7, G20 và cộng đồng chung ASEAN.
Ông Tuấn cũng cho rằng, với chủ trương, tái cơ cấu nền nông nghiệp, các FTA thế hệ mới đang và sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất và phát huy cao hơn lợi thế so sánh của các ngành hàng trong sản xuất nông, lâm, thủy sản mà Việt Nam có lợi thế và có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cùng với đó, các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi, minh bạch và ổn định dài hạn để thu hút đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp có sức cạnh tranh liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị; môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Thêm nữa, tăng trưởng xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng đang và sẽ được đẩy mạnh; liên kết theo chuỗi giá trị từng bước được hình thành và phát triển theo chiều sâu;… trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã và đang được áp dụng tại Việt Nam .
Tại phiên thảo luận, các chuyên gia nghiên cứu cùng các doanh nghiệp đã chia sẻ những khó khăn thách thức trong các mô hình liên kết, từ đó cùng nhìn nhận và đưa ra các giải pháp để làm sao xây dựng tốt mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên, đại diện Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho rằng, các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu để thực hiện đổi mới và sáng tạo trong nông nghiệp. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt điều này để tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả cạnh tranh cần đẩy mạnh hơn nữa liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông cho hay, liên kết là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. H ội nhập không chỉ mang lại nhiều cơ hội mà còn đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho ngành nông nghiệp. Vì thế, vẫn có tình trạng nông dân bỏ ruộng, không mặn mà với nông nghiệp.
Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng cho rằng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong nông nghiệp, nông thôn và người nông dân đóng vai trò quan trọng vào sự thành công này. Chính phủ cũng đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, với vai trò chủ thể quan trọng nhưng người nông dân vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có chế độ ưu đãi nhiều. Do vậy, cần sự nhìn nhận đúng mức về vai trò của người nông dân, để từ đó xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích nông dân xây dựng và phát triển trong mô hình liên kết nông dân với doanh nghiệp./.
Thạch Huê
- Từ khóa :
- VCCI
- Vũ Tiến Lộc
- Hà Công Tuấn
- nông dân
- doanh nghiệp
- liên kết
Tin cùng chuyên mục
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Chuyện gì đang xảy ra tại Apax Holdings của Shark Thủy?
09:55' - 18/03/2023
Dù sở hữu hơn 120 trung tâm Anh Ngữ Apax Leaders, "gà đẻ trứng vàng" của Apax Holdings cũng không thể chống chịu được tác động của đại dịch COVID-19.
-
Hồ sơ doanh nghiệp
AI - "Tuyệt chiêu" tăng trưởng của Flash Express
09:46' - 15/03/2023
Flash Express đã trở thành công ty Thái Lan đầu tiên đạt danh hiệu "kỳ lân khởi nghiệp" vào năm 2021
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Sáu chìa khóa đưa Apple trở thành “gã khổng lồ” công nghệ toàn cầu
09:45' - 04/03/2023
Apple là một trong những công ty tiêu biểu nhất, đồng thời cũng là một trong những tập đoàn có sức ảnh hưởng về tài chính mạnh nhất ở mức độ toàn cầu.
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Bed Bath & Beyond trên đường tìm lại chính mình
09:30' - 04/03/2023
Từng được coi là nhà bán lẻ tiên phong, Bed Bath & Beyond, chuỗi cửa hàng nội thất gia đình của Mỹ, đang phải "chiến đấu" để duy trì hoạt động kinh doanh.
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Phía sau cú xô đổ mọi kỷ lục của "kỳ lân" công nghệ VNG
11:13' - 25/02/2023
Xô đổ mọi kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mã VNZ của Công ty Cổ phần VNG vừa trở thành cổ phiếu đầu tiên vượt trên 1 triệu đồng. Nhờ đâu, "kỳ lân" VNG có thể vụt sáng ấn tượng đến vậy?