Liệu Canada và Mexico có hợp tác ứng phó với "cơn bão" từ Donald Trump?
Trước những đe dọa liên tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ xóa sổ NAFTA, hay ít nhất sẽ có những điều chỉnh lớn về nội dung hiệp định này, Canada và Mexico đang sử dụng mọi phương cách để ngăn chặn những tác động xấu nhất có thể xảy ra.
Trong bài phân tích trên trang Canadian Press, tác giả Mike Blanchfield dẫn lời Đại sứ Canada tại Mexico Pierre Alarie cho rằng Canada và Mexico giống như hai du khách mệt mỏi đang tìm chỗ trú ẩn trong một cơn bão lớn. Họ có thể vượt qua cơn bão nếu biết tựa lưng vào nhau.
Nhiều người cho rằng thông điệp của Đại sứ Alarie phản ánh mức độ hợp tác sâu sắc giữa hai nước, điều xưa nay không phải lúc nào cũng có trong nền chính trị đa chiều tại Bắc Mỹ.
Thế nhưng đây chưa chắc sẽ là viễn cảnh của tương lai vì khi cần cài số lùi, Canada sẵn sàng bỏ mặc Mexico để đơn phương theo đuổi thỏa thuận thương mại mới với Mỹ, đặc biệt khi NAFTA đổ vỡ.
Theo bà Maryscott Greenwood, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ- Canada, mục tiêu là các bên sẽ đạt được một phiên bản NAFTA ba bên mới mạnh mẽ hơn, nhưng quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Mexico có thể khiến điều này trở nên khó khăn.
Về mặt chính trị, nếu Mỹ không thể có được mối quan hệ kinh tế toàn diện với Mexico vì lý do nào đó thì Canada không được để điều đó gây trở ngại mà phải xúc tiến thảo luận song phương, bà Greenwood nói tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Canada.
Theo bà, nếu không thể đạt được một thỏa thuận ba bên chắc chắn, Canada cần thúc đẩy thỏa thuận riêng với Mỹ, một điều hoàn toàn hiện thực và khả thi.
Trước những toan tính của Canada, giới chính trị Mexico, trong đó có Bộ trưởng Du lịch Enrique de la Madrid Cordero, đã cảnh báo nguy cơ từ bỏ mô hình hợp tác 3 bên trong NAFTA. Theo ông, Canada và Mexico cần làm việc cùng nhau để nâng cấp thỏa thuận 23 năm tuổi này, thay vì tìm kiếm các thỏa thuận song phương riêng rẽ nơi các nước sẵn sàng chơi xấu nhau để bảo vệ lợi ích riêng của mình.
“Sẽ luôn có chỗ cho đối thoại ba bên và nên làm như vậy. Chúng ta nên bắt đầu một mối quan hệ mang tính xây dựng hơn, cho phép các bên thảo luận trực tiếp khi cùng đang phải đối mặt với những thách thức giống nhau”, ông Cordero chia sẻ trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây khi đề cập đến sự cần thiết tiến hành thảo luận trực tiếp và tăng cường quan hệ giữa hai nước nhằm đối phó với sự bất định của Mỹ.
“Chúng ta nên học cách có mối quan hệ không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào Mỹ và thông qua Mỹ”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, mong muốn của giới chức Mexico không dễ đạt được trong “ngày một, ngày hai” khi hai nước đã có lịch sử quan hệ đầy sóng gió trong suốt 1/4 thế kỷ qua.
Theo bà Laura Macdonald, một chuyên gia người Mexico gốc Canada đang làm việc tại Đại học Carleton ở thủ đô Ottawa, Mexico và Canada không hợp tác tốt với nhau trong quá khứ. Ngay từ đầu, Chính phủ Canada đã không thích Mexico trở thành một phần của thỏa thuận NAFTA.
Trong vài năm gần đây, có thể quan hệ giữa hai nước đã phần nào được cải thiện, nhưng vẫn có nhiều vấn đề nảy sinh. Việc Chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Stephen Harper năm 2009 đã đặt ra yêu cầu visa đối với du khách Mexico là một ví dụ.
Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Tự do của Thủ tướng Trudeau đã quyết định gỡ bỏ quy định này từ năm ngoái nhằm từng bước hàn gắn quan hệ song phương. Hai bên cũng thường xuyên duy trì các đường dây liên lạc để các cấp lãnh đạo có thể thuận tiện trao đổi bất cứ lúc nào, nhất là những việc liên quan đến tương lai chưa chắc chắn của thỏa thuận NAFTA.
Một quan chức chính phủ Canada cho rằng việc Thủ tướng Trudeau nhanh chân thiết lập lại quan hệ với Mexico từ trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã mở ra các kênh thảo luận quan trọng, một công cụ rất thiết yếu trong kỷ nguyên của Tổng thống Trump.
Một giới chức giấu tên của Mexico cũng có quan điểm tương tự. Ông cho biết các bộ trưởng hai nước “thường xuyên liên lạc” với nhau về các vấn đề ngoại giao, kinh tế, môi trường và an ninh, chứ không chỉ điện đàm mỗi khi ông Trump “hé lộ” một vấn đề gì đó.
Theo ông Duncan Wood, Giám đốc Viện Mexico thuộc Trung tâm Wilson ở thủ đô Washington (Mỹ), trước đây người Mexico cho rằng họ cố gắng hết sức bảo vệ lợi ích của mình ở Bắc Mỹ mà không cần quan tâm đến thái độ của Canada.
Nhưng điều này đã thay đổi sau các đòn tấn công gần đây của Tổng thống Trump đối với ngành công nghiệp sữa, năng lượng và gỗ mềm của quốc gia láng giềng phía Bắc. “Sau nhiều lần chịu đựng các đòn tấn công cay độc của Trump, Mexico nhận thấy Canada cũng cùng cảnh ngộ và đã lập tức bày tỏ sự ủng hộ”, ông Duncan Wood nói.
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ở Mexico sẽ diễn ra vào mùa Hè 2018. Thời gian dường như không cho phép các bên tái thảo luận toàn diện NAFTA, nhưng có thể sẽ có những sửa đổi quan trọng như về thương mại điện tử.
Điểm mấu chốt là cả ba nước cần thảo luận trước về những nội dung có thể đi tới nhất trí trong thời gian đàm phán lại, dự kiến chỉ kéo dài ba tháng vào cuối năm nay. Trong quá trình này, cả Canada và Mexico cần phải hết sức thận trọng nếu không muốn tạo cảm giác “về một phe” với Mỹ. Hơn nữa, chắc chắn các bên sẽ đạt được kết quả tốt nếu có sự phối hợp hiệu quả từ trước.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khởi động cơ chế tham vấn về NAFTA
08:09' - 19/05/2017
Cơ chế tham vấn về NAFTA được phía Mỹ khởi động từ ngày 18/5 và sẽ kéo dài trong 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ vẫn để ngỏ khả năng rút khỏi NAFTA
05:30' - 18/05/2017
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ phá vỡ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và đàm phán các thoả thuận riêng biệt với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA liệu có phải là “thoả thuận tồi tệ” trong quá khứ?
06:30' - 14/05/2017
Trước đây, ông Donald Trump đã gọi NAFTA là "thoả thuận thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Tuy nhiên, một vài sự kiện gần đây cho thấy chính quyền mới đang có những điều chỉnh quan điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.