Liệu gói chi tiêu trị giá 2.000 tỷ USD có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ?
Các nhà kinh tế cho rằng gói cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ USD có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ với điều kiện phải chi tiêu đúng chỗ thay vì chỉ thúc đẩy năng lượng xanh hay các chương trình xã hội, đồng thời phải đảm bảo tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 31/3 công bố đề xuất cơ sở hạ tầng đầy tham vọng có thể làm thay đổi triệt để cách người Mỹ di chuyển, sản xuất điện, kết nối Internet, nâng cao chất lượng nước và chỉnh trang diện mạo các trường học.Đề xuất trị giá 2.000 tỷ USD trong đó có 115 tỷ USD để sửa chữa và xây dựng lại cầu, đường cao tốc và đường bộ; 100 tỷ USD để mở rộng băng thông rộng tốc độ cao trên toàn quốc; 100 tỷ USD để nâng cấp và xây dựng trường học mới; 100 tỷ USD để mở rộng và cải thiện đường dây điện cũng như thúc đẩy sự chuyển đổi sang năng lượng sạch...Nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng sạch được xem là một trong những sáng kiến tham vọng nhất từ trước đến nay của chính phủ liên bang nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra còn có các nội dung giải quyết bất bình đẳng sắc tộc và thúc đẩy kinh tế Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc. Trong khi đó, đảng Cộng hòa đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về cái giá của dự luật và phải tăng thuế doanh nghiệp để bù lại. Dự luật ban đầu gồm hai ý tưởng về môi trường mà ông Biden thường nói đến khi ra tranh cử là thành lập Nhóm Giữ gìn Khí hậu để làm việc trong các dự án bảo tồn khí hậu và nỗ điện. Đồng thời, ông muốn đưa ra khuyến nghị cho chính quyền tiểu bang và địa phương để xây dựng các trạm sạc điện.Tổng thống Biden đề xuất chi 174 tỷ USD để thúc đẩy thị trường xe điện - nhiều hơn ngân sách chi cho sửa chữa đường cao tốc và cầu.Kế hoạch này cố gắng đẩy mạnh các khoản đầu tư tư nhân vào năng lượng sạch như gió và Mặt Trời bằng cách mở rộng tín dụng thuế đầu tư và sản xuất, đồng thời tài trợ cho các dự án năng lượng sạch hiện có của tiểu bang và địa phương.Tổng thống Biden đã nhiều lần nói rằng giải quyết tình trạng bất bình đẳng sắc tộc là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính quyền và điều đó cũng được thể hiện trong kế hoạch cơ sở hạ tầng này.Tất cả các đường ống nước bằng chì - những hạn chế cơ sở hạ tầng nguy hiểm chủ yếu ảnh hưởng đến các cộng đồng thiểu số - sẽ được thay thế, và sẽ có 85 tỷ USD được chi cho mở rộng và cải thiện hệ thống giao thông công cộng, vốn là phương tiện di chuyển chủ yếu cho dân thiểu số. Kế hoạch của Biden thậm chí còn bao gồm một đề xuất trị giá 20 tỷ USD nhằm tái kết nối các khu vực dân cư đô thị bị san ủi, cách ly và tàn phá do bị lấy đất xây đường cao tốc.
Để có tiền chi trả cho kế hoạch trên, Nhà Trắng muốn tăng thuế doanh nghiệp từ mức hiện tại là 21% mà Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump áp dụng hồi năm 2017 lên 28%, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thuế 35% dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.Ông Biden cũng sẽ tăng mức thuế tối thiểu toàn cầu lên các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ làm ăn ở nước ngoài trong nỗ lực ngăn chặn họ chuyển lợi nhuận sang các thiên đường thuế. Tuy nhiên, bản kế hoạch này không đả động đến tăng thuế cá nhân, bao gồm cả những người giàu.
Phần lớn trong số tiền 2.000 tỷ USD trên sẽ được chi tiêu trong 8 năm tới, nhưng Chính quyền cho biết, tiền thu thuế tăng lên sẽ trang trải cho tất cả các dự án trong khoảng thời gian dài 15 năm. Kế hoạch của ông Biden lập luận rằng nhiều việc làm sẽ được tạo ra, giúp tăng thu thuế và tính hiệu quả, chẳng hạn như tiết kiệm tiền bạc trong lưới điện. Song đảng Cộng hòa chắc chắn sẽ chất vấn điều này.Theo báo cáo của Moody’s Analytics, kế hoạch của ông Biden sẽ khiến tăng trưởng giảm nhẹ vào năm tới, vì thuế đánh vào doanh nghiệp (nguồn tiền huy động cho kế hoạch này) cao hơn sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ chuyển hướng theo hướng tăng trưởng và việc làm bắt đầu từ năm 2023 và dự đoán rằng nhiệm kỳ đầu tiên của ông Biden sẽ chứng kiến mức tăng 11,4 triệu việc làm mà không cần kế hoạch cơ sở hạ tầng hoặc 13,5 triệu việc làm nếu ông có thể giành được sự ủng hộ về một gói kích thích lớn khác.Cùng ngày, phản ứng trước những lời chỉ trích rằng mức thuế đánh lên doanh nghiệp cao hơn có thể làm hạn chế hoạt động tuyển dụng hoặc tăng trưởng, ông Biden nói rằng việc yêu cầu các công ty Mỹ chỉ trả phần công bằng sẽ không làm nền kinh tế chậm lại. Điều đó thậm chí sẽ giúp nền kinh tế hoạt động tốt hơn và tạo ra nhiều năng lượng hơn.Tổng thống Biden cho hay kế hoạch hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mà ông mới công bố có thể tạo ra 19 triệu việc làm trong thập niên tới khi Mỹ thoát khỏi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 2/4, ông Biden nói rằng nếu kế hoạch về hiện đại hóa cơ sở hạ tầng được thông qua, nền kinh tế có thể được “bổ sung” thêm 19 triệu việc làm, “những công việc tốt, những công việc kỹ thuật và những công việc được trả lương cao”.Lời nhận xét trên là bình luận đầu tiên của Nhà Trắng đưa ra nhằm dự báo về tác động đến tình hình việc làm của “Kế hoạch Việc làm Mỹ” trị giá 2.250 tỷ USD, công bố ngày 31/3. Trong kế hoạch công bố ngày 31/3 cũng đề cập đến việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất và công nghệ, cùng như giải quyết tình trạng bất bình đẳng kinh tế trong nước lâu nay.Trong khi đó, lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ, ông Mitch McConnell ngày 1/4 tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng để phản đối kế hoạch hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ USD của Tổng thống Biden. Đây được xem là một trở ngại đối với ông Biden do tương quan lực lượng mong manh giữa đảng Cộng hòa và và đảng Dân chủ của ông trong Thượng viện.Đảng Dân chủ của Tổng thống Biden hiện đang kiểm soát hai viện của Quốc hội, nhưng với thế đa số mong manh, đặc biệt khi cùng đảng Cộng hòa mỗi bên nắm giữ 50 ghế trong Thượng viện. Thông thường, mọi dự luật của Mỹ để được thông qua tại Thượng viện cần đảm bảo giành được 60 phiếu thuận. Điều này cũng có nghĩa rằng nếu muốn bác bỏ kế hoạch như tuyên bố của ông McConnell, đảng Cộng hòa vẫn cần thêm số phiếu ủng hộ từ đảng Dân chủ ngay cả khi nắm chắc số phiếu của tất cả thành viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện. Trên thực tế, phe đa số tại Quốc hội Mỹ vẫn có thể thông qua một số dự luật nhất định liên quan đến ngân sách, đơn cử như dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD hồi tháng 3/2021 đã được thông qua chỉ với sự ủng hộ của đảng Dân chủ. Tại Hạ viện, nơi đảng Dân chủ chiếm đa số ghế, Chủ tịch Quốc hội Nancy Pelosi cho rằng nếu không có tình huống đặc biệt xảy ra, kế hoạch của Tổng thống Biden sẽ được thông qua vào đầu tháng 7/2021./.Tin liên quan
-
Đời sống
Tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 của Mỹ nhanh gấp gần 5 lần so với thế giới
07:59' - 06/04/2021
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn số liệu của Our World in Data ngày 5/4 cho biết, tỷ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 của xứ Cờ hoa đã đạt gần gấp 5 lần so với mức trung bình của thế giới.
-
Tài chính
Mỹ kêu gọi thực hiện thuế tối thiểu với doanh nghiệp toàn cầu
07:46' - 06/04/2021
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 5/4 đã kêu gọi thực hiện mức thuế tối thiểu trên toàn cầu đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng thúc đẩy kế hoạch đầu tư 2000 tỷ USD
12:36' - 05/04/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẵn sàng thúc đẩy kế hoạch đầu tư 2.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng mà không cần có sự ủng hộ của các nghị sỹ đảng Cộng hòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.