Liệu kinh tế Nga có thoát khỏi suy thoái? (Phần I)

14:30' - 02/09/2016
BNEWS Nền kinh tế Nga đang hội tụ đủ những điều kiện để thoát khỏi tình trạng suy thoái.
Người Nga tin tưởng hơn vào đồng ruble. Ảnh: russia-insider.com

60% người dân Nga tiết kiệm bằng đồng ruble, mức cao nhất của năm. Số người không có tiền tiết kiệm lại giảm còn 36%. Đó là kết quả khảo sát do Trung tâm nghiên cứu ý kiến xã hội Nga công bố.

Theo các nhà phân tích của Trung tâm này, mối quan tâm của xã hội đến biến động tỷ giá đồng đô la Mỹ giảm mạnh. Ngày nay chỉ có 45% người dân Nga theo dõi tỷ giá USD, giảm 11% so với hồi đầu năm. Trong khi số người hoàn toàn thờ ơ với chỉ số này lại tăng từ 37 lên 55%.

Đồng ruble mạnh

Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu ý kiến xã hội Nga, số người Nga tin cậy đồng nội tệ đã tăng đều đặn kể từ đầu năm 2016. Chỉ có 2% người Nga giữ tiền tiết kiệm bằng USD, 1% - bằng euro và 1% - bằng ngoại tệ khác.

Con số đó hoàn toàn có thể nói lên niềm tin vào đồng ruble. Vì kể từ đầu năm đồng ruble đã có một biểu đồ biến động giá khá tích cực: nếu vào tháng 1-2 đồng USD có giá 80 ruble thì nay chỉ còn ở mức 64-65 ruble, đạt chỉ số tăng giá tốt nhất trong các thị trường đang hình thành sau đồng real của Brazil và đồng rand của Nam Phi.

Cuộc đua lãi suất trên toàn cầu đã giúp đồng ruble đứng vững trong điều kiện giá dầu giảm trong quý 2. Theo Bloomberg, dầu Brent giảm 7% giá từ tháng Sáu, trong khi đồng ruble lại tăng gần 1%.

Trong khi lãi suất từ Nhật Bản cho tới châu Âu hầu hết đang ở mức âm thì Ngân hàng Trung ương Nga vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức cao là 10,5%, trong bối cảnh lạm phát 7,2% ho đầu tháng Tám. Bằng cách đó, họ làm đồng ruble thành một trong những đồng tiền mang lợi nhiều nhất, còn nước Nga là điểm được chọn nhiều nhất để chuyển tiền, vay được rẻ ở nơi khác, đến.

Chuyên gia phân tích Saad Siddiki của JPMorgan Chase & Co xác nhận: “đồng ruble đang trở thành một trong những đồng tiền tốt nhất trên các thị trường đang hình thành hiện nay”.

Giá dầu khá ổn định, trước thềm bầu cử vào ngày 17/9 tới chính phủ chắc chắn sẽ không đưa ra tuyên bố mạnh nào để tránh làm thị trường ruble chao đảo. Do đó mà niềm tin vào đồng ruble tăng.

Trong khi đồng ruble khá ổn định thì diễn biến đồng USD lại khiến giới quan sát không nhất quán ý kiến, tình huống đó chỉ càng làm người dân Nga tăng sử dụng đồng ruble mà thôi.

Hiện nay giới quan sát ghi nhận đang có dòng tiền đổ vào các nước đang phát triển, đặc biệt là sau sự kiện Brexit. Đây cũng là một nguyên nhân nữa để đồng ruble được củng cố. Trong bản tin “Các xu thế nói gì” của Sở điều tra và dự báo Ngân hàng Nga khẳng định các thị trường đang phát triển là những bên hưởng lợi chính từ Brexit.

Giới quan sát ghi nhận đang có dòng tiền đổ vào các nước đang phát triển, đặc biệt là sau sự kiện Brexit. Ảnh: moneymorning.com.au

Chính sách tiền tệ mềm của các ngân hàng trung ương hàng đầu trên thế giới đã làm giảm lợi nhuận từ trái phiếu của các nước phát triển xuống mức tối thiểu. Trong bối cảnh đó, dòng tiền đổ về các nước đang phát triển như Nga, nơi lợi nhuận vẫn ở mức khá cao.

Lệnh cấm nhập khẩu đã “trị” được lạm phát

Trong thời gian qua, biện pháp cấm nhập khẩu thực phẩm để đáp trả lại lệnh trừng phạt của phương Tây đã giúp Nga tìm được nguồn hàng nội địa để đảm bảo cho các nhu cầu trong nước. Bất chấp những lo ngại ban đầu, các quầy hàng siêu thị Nga đã không hề trống rỗng sau khi hàng nhập khẩu bị cấm.

Trái lại, người dân Nga quay trở lại tiêu dùng những mác hàng nội địa, các nông trại sản xuất thịt, sữa, rau quả tìm được nguồn tiêu thụ, tăng thu nhập, tăng tái đầu tư vào sản xuất, từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình.

Từ tháng 8/2014 đến nay, các công ty Nga đã dần thế chỗ các nhãn hàng nước ngoài trên thị trường thực phẩm. Hiện nay, lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu đã xuống đến mức thấp chưa từng có trong lịch sử.

Theo Bloomberg, tính về giá, tỷ lệ hàng nhập khẩu trong tổng lượng bán ra trên thị trường thực phẩm đã giảm từ 34% của đầu năm 2014 xuống 22% hiện nay.

Ngay cả hồi tháng Năm, khi lạm phát đạt đỉnh 17%, nhờ có lệnh cấm nhập khẩu mà giá cả chỉ tăng có 1,6% tại Nga. Trong quý 1 năm 2016, phô mai nhập khẩu chỉ chiếm 23%, trong khi năm 2014 đã từng chiếm tới 49%.

Chính nhờ chương trình thay thế hàng nhập khẩu của Chính phủ Nga, lạm phát đã chững lại và phụ thuộc vào các yếu tố tiền tệ trong nước và chính sách của Ngân hàng Nga.

Xem tiếp phần II

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục