Liệu mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu có "giải cứu" được châu Á?
Mặc dù sự can thiệp tích cực của các ngân hàng trung ương toàn cầu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dẫn đầu đã phần nào giảm bớt những căng thẳng trên thị trường cấp vốn USD toàn cầu, góp phần làm dịu làn sóng tâm lý hoang mang về tài chính, nhưng thiệt hại đối với nền kinh tế thực là rất lớn và trong một số trường hợp, có khả năng để lại những vết thương lâu dài.
Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được cập nhật vào tháng 6/2020 dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực châu Á đang nổi lên và đang phát triển sẽ giảm 0,8% trong năm 2020 (so với mức tăng 5,5% của năm 2019).
Những dự báo cho năm 2021 vẫn không chắc chắn, với một số nước như Ấn Độ vẫn đang phải vật lộn với làn sóng thứ nhất của các ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi các nước khác như Hàn Quốc đang chiến đấu với làn sóng thứ hai.
Trong khi đó, người ta vẫn nghi ngờ về thời điểm có vaccine điều trị hiệu quả. Trong bối cảnh đó, những căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu ngày càng tăng bổ sung thêm một nhân tố khó đoán định cho những triển vọng kinh tế trong tương lai ở châu Á.
Một mạng lưới đa tầng
Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính nối tiếp nhau, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, một Mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu (GFSN) dường như đã nổi lên để đối phó với những ảnh hưởng bất lợi của các cuộc khủng hoảng tài chính đối với các nước.
GFSN bao gồm nhiều tầng, bắt đầu với những đối phó ở trong nước (các chính sách tài khóa, tiền tệ, các chính sách vĩ mô thận trọng và sử dụng nguồn ngân sách dự trữ của chính mình), các tuyến trao đổi song phương, những kế hoạch tài trợ mang tính khu vực, và những sự trợ giúp quốc tế từ các tổ chức đa phương và khu vực như IMF, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và hai thành viên mới nhất là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB).
GFSN đã thể hiện vai trò như thế nào đối với châu Á trong đại dịch COVID-19? Ở cấp độ trong nước, các nước châu Á đã sử dụng các nguồn dự trữ ngoại tệ của mình để chống lại sự ngừng đột ngột các dòng vốn, cũng như triển khai mạnh mẽ các chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng để chống lại sự suy giảm kinh tế do dịch bệnh.
Gần như tất cả các ngân hàng trung ương trong khu vực đã cắt giảm mạnh lãi suất và tăng cường tính thanh khoản nói chung, với các kế hoạch bổ sung nhằm mục tiêu cụ thể vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vốn bị tác động nặng nề nhất bởi các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa.
Những người theo dõi chính sách liên quan đến COVID-19 của ADB ước tính đến ngày 29/6, chính phủ các quốc gia thành viên đang phát triển đã chi 3.300 tỷ USD trong các gói hỗ trợ tài chính, với khoảng một nửa trong số đó nhằm hỗ trợ thu nhập trực tiếp.
Nhưng sự đối phó không đồng đều
Trong khi đó ở cấp độ song phương, bất chấp sự tồn tại của những dàn xếp trao đổi song phương giữa nhiều quốc gia châu Á, nhìn chung những dàn xếp này đã không được kích hoạt trong đại dịch (với một số ngoại lệ ở Nam Á như sự trợ giúp của Ấn Độ dành cho Maldives).
Thay vào đó, sự trao đổi đồng USD song phương đã được Fed tạo điều kiện để một lần nữa đóng vai trò nổi bật, như đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tháng Ba vừa qua, Fed đã mở rộng những dàn xếp về thanh khoản trị giá 60 tỷ USD cho mỗi quốc gia trong số những nước được lựa chọn, trong đó có Hàn Quốc và Singapore ở châu Á.
Tuy nhiên, việc giới hạn các nước được Fed lựa chọn để dàn xếp trao đổi song phương cho thấy họ không sẵn lòng hành động như một nhà cho vay quốc tế, bất chấp sự dễ bị tổn thương của các nền kinh tế đang nổi lên, trước sự thay đổi đột ngột trong việc tài trợ bằng đồng USD.
Ở châu Á, một tập hợp các nước trong khu vực, cụ thể là ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) trong nhiều năm đã nuôi dưỡng sự hợp tác tài chính, giám sát và hỗ trợ thanh khoản khu vực chặt chẽ hơn thông qua một mạng lưới những dàn xếp trao đổi đa phương (Sáng kiến đa phương hóa Chiang Mai – CMIM).
CMIM, có hiệu lực vào tháng 3/2010, hiện có nguồn quỹ trị giá 240 tỷ USD để trợ giúp tài chính cho các nước thành viên. Tuy nhiên, dàn xếp này đã không được kích hoạt ngay cả trong thời kỳ đỉnh điểm biến động thị trường tài chính do dịch bệnh COVID-19.
Trong khi CMIM gần đây đã được sửa đổi, sáng kiến này vẫn đối mặt thách thức. Nhiều nhà quan sát nghi ngờ về khả năng sẵn sàng hành động của sáng kiến và nhìn chung, người ta nhận thấy sự đối phó của khu vực đối với khủng hoảng ở châu Á là không đầy đủ về khía cạnh tài chính.
Ở cấp độ toàn cầu, IMF đã huy động 1/4 toàn bộ nguồn vốn cho vay trị giá 1.000 tỷ USD của tổ chức này để trợ giúp các nước thành viên, phân phát các khoản vay tương đối nhanh thông qua các đơn vị khẩn cấp – Công cụ tài trợ nhanh và Quỹ tín dụng nhanh. Ở châu Á, Bangladesh, Myanmar, Nepal và Pakistan nằm trong số một nhóm nhỏ các nước nhận được hỗ trợ tài chính khẩn cấp của IMF.
Trong khi đó, một thể chế Bretton Woods khác là Ngân hàng thế giới (WB) đã cam kết cung cấp 160 tỷ USD hỗ trợ tài chính. Đến nay, họ đã giải ngân hơn 2 tỷ USD trợ giúp theo lộ trình nhanh cho các nước được lựa chọn ở Nam Á và Đông Á và đã kích hoạt những chương trình khẩn cấp của các dự án hiện nay để tăng cường hệ thống y tế công của các nước.
ADB đã công bố thiết lập Quỹ dự trữ đối phó với đại dịch COVID-19 trị giá 20 tỷ USD. Quỹ này bao gồm một gói các khoản tài trợ và cho vay ưu đãi cho các nước thành viên nghèo hơn và các khoản vay nhỏ dành cho các SME bị tác động tồi tệ nhất.
Bởi vậy, cho đến nay, ADB đã giải ngân 7 tỷ USD cho các nước thành viên đang phát triển. AIIB đã thành lập Quỹ khắc phục khủng hoảng COVID-19 để hỗ trợ các nước thành viên và NDB đã thiết lập
Quỹ cứu trợ khẩn cấp để đưa ra sự hỗ trợ nhanh về tài chính cho các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Nhìn chung, mặc dù có rất nhiều biện pháp đối phó với những tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 ở những cấp độ khác nhau, nhưng tính hiệu quả của chúng bị giảm bớt do thiếu sự thiết kế gắn kết của GFSN và sự phối hợp hạn chế giữa các nước và các thể chế.
Một báo cáo của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) về quản lý tài chính toàn cầu được công bố năm 2018, có tựa đề "Đảm bảo lợi ích của các thị trường tài chính có mối liên hệ với nhau: Những cải cách cho sức bền tài chính toàn cầu", đã nhấn mạnh những rủi ro do tình trạng khẩn cấp về đại dịch/sức khỏe cộng đồng gây ra đối với cá nhân các nước và nền kinh tế toàn cầu.
Báo cáo này đã lưu ý rằng "cơ cấu phi tập trung hóa hiện nay nói chung thiếu sự phối hợp cần thiết để sử dụng có hiệu quả năng lực tài chính toàn cầu". Sự đối phó chắp vá và không có phối hợp của thế giới trước đại dịch COVID-19 là minh chứng rõ nét cho kết luận này và thế giới đang phải trả một cái giá đắt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 thảo luận về biện pháp phục hồi kinh tế
18:26' - 18/07/2020
Các Bộ trưởng Tài chính G20 dự kiến sẽ tham dự cuộc hội đàm trực tuyến nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau tình trạng sụt giảm do đại dịch COVID-19 gây ra.è
-
Tài chính
IMF: Các nước không nên chấm dứt các biện pháp tài chính quá sớm
14:34' - 16/07/2020
Theo IMF, cho dù nợ toàn cầu tăng cao kỷ lục, các chính phủ nên tiếp tục các biện pháp tài chính hỗ trợ hộ gia đình và doanh nghiệp khi những quốc gia này mở cửa trở lại nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội việc làm ngành tài chính Anh giảm 60% trong quý II/2020
07:05' - 16/07/2020
Thị trường việc làm đối mặt với sức ép vào giai đoạn đầu quý II/2020 khi chính phủ áp đặt các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ
09:53'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 70 quốc gia đề xuất thương lượng với Mỹ về thuế quan
09:19'
Nhà Trắng ngày 8/4 thông báo gần 70 quốc gia đã chủ động liên hệ với chính quyền Tổng thống Donald Trump để khởi động các cuộc đàm phán nhằm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới của ông.
-
Kinh tế Thế giới
ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2025 của Hàn Quốc
09:19'
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc hôm 9/4 cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng năm 2025 của nền kinh tế Hàn Quốc xuống còn 1,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump đánh giá khả năng đạt thỏa thuận thuế với Hàn Quốc
07:57'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã thảo luận về thuế quan với quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo ngày 8/4, một ngày trước khi mức thuế 25% đối với đồng minh châu Á này dự kiến có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4
07:48'
Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08' - 08/04/2025
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35' - 08/04/2025
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23' - 08/04/2025
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.