“Liều thuốc” mạnh tăng sức cho doanh nghiệp
Với quan điểm đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp, Quốc hội, Chính phủ, cùng các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hàng loạt chính sách tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, thông thoáng giúp các doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Mặc dù kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực trong 6 tháng qua nhưng kết quả khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của 30.000 doanh nghiệp cho thấy, cả nước vẫn có đến gần 54% doanh nghiệp gặp khó vì nhu cầu thị trường trong nước thấp. Đây là thời điểm các doanh nghiệp rất cần những trợ lực để vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất - kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, trong 6 tháng có 119.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, 110.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân mỗi tháng có gần 18.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, hiện có 43,6% doanh nghiệp cho biết mức độ cạnh tranh tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước ngày càng gay gắt. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngay tại sân nhà.
Về những khó khăn của doanh nghiệp, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn cả đầu vào và đầu ra, đặc biệt là đầu ra. Nguyên nhân do nhu cầu thị trường trong nước thấp và mức độ cạnh tranh tiêu thụ hàng trong nước cao.Đây là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tỉ lệ lựa chọn lần lượt là 53,8% và 43,6%. Riêng với doanh nghiệp xây dựng có 46,9% doanh nghiệp gặp khó khăn do không có hợp đồng xây dựng mới.
“Có 27,4% doanh nghiệp gặp khó khăn vì giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, chi phí vận tải kho bãi, chi phí các dịch vụ tăng cao. Đây là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp”, bà Nga nói. Bên cạnh đó, có 21,2% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn cho sản xuất kinh doanh, 19,7% doanh nghiệp cho biết lãi suất vay vốn tuy đã giảm hơn trước nhưng vẫn còn cao. Cùng đó, có 18,1% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn do thiếu nguyên, nhiên, vật liệu, 14,7% doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, quy trình đấu thầu còn phức tạp, chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh… Đề cập đến những "khó khăn truyền thống" mà doanh nghiệp phải đối mặt, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết: Đó là chất lượng cơ sở hạ tầng đang cải thiện nhưng hiện vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế; việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất kinh doanh cơ bản (vốn, nhân lực, đất đai) chưa thực sự thuận lợi. Đồng thời, chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật cần tiếp tục được cải thiện. Các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả và doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới. Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội), có hai yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp nội địa là: Triển vọng tăng trưởng kinh tế còn nhiều ẩn số nên doanh nghiệp, người dân có tâm lý thắt chặt tiêu dùng, đầu tư. Điều này phản ánh qua chỉ số tăng trưởng tín dụng thấp nhưng lượng tiền gửi vào ngân hàng 6 tháng đầu năm rất cao. Thêm "liều thuốc" mạnhĐể tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024. Theo đó, Chính phủ yêu cầu nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như: chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Gần đây nhất, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội khóa XV cũng đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đến hết ngày 31/12/2024. Điều này sẽ giúp kích cầu tiêu dùng trong 6 tháng còn lại của năm 2024.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách giảm thuế VAT là giảm trực tiếp chi phí mua hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị nên kéo dài chính sách giảm thuế VAT đến hết năm 2025 để kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh: Trong bối cảnh cho phép thì việc giảm thuế VAT nên ở mức sâu hơn, như vậy người dân mới thấy khoản hỗ trợ giảm thuế có ý nghĩa với túi tiền của họ và quyết định mua sắm thêm. Mặt khác, theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh, để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, cần chú trọng các động lực tăng trưởng truyền thống và phát huy, khai thác các động lực tăng trưởng mới, Chính phủ rà soát, đổi mới chính sách trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển để phù hợp thực tiễn. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để tái thiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, nắm bắt cơ hội phục hồi và phát triển sau đại dịch. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt chính sách giảm thuế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, có các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ của Nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương phải mạnh mẽ hơn trong cắt giảm điều kiện, chi phí kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công; có các biện pháp để tháo gỡ những vướng mắc trong điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi thực sự phát huy hiệu quả. Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ, trong bối cảnh này, các chính sách đã áp dụng trước đây như chính sách tài khóa mở rộng sẽ phát huy hiệu quả đối với doanh nghiệp. Các trợ lực chính sách này một mặt làm giảm gánh nặng trực tiếp phải đóng góp, chi trả của doanh nghiệp và đồng thời cũng chính là giải pháp để tăng, kích cầu, giúp cho thị trường tiêu dùng nội địa tăng lên. Bên cạnh đó, chương trình về đầu tư công, hỗ trợ của Chính phủ cũng phải đẩy mạnh hơn để tạo thêm “cầu” của doanh nghiệp lớn. Từ đó, tạo sức lan tỏa cho các khu vực, doanh nghiệp khác có thêm việc làm và thị trường. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ đó là các chính sách hỗ trợ mặc dù đã có nhưng thủ tục vẫn rườm rà, chồng chéo. Do đó, bên cạnh chính sách hỗ trợ tài chính, những thủ tục về mặt hành chính cần tiếp tục cải tiến, nhất là đang trong xu thế cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các khâu trung gian, chi phí không chính thức của doanh nghiệp. Thêm một khó khăn doanh nghiệp đang đối diện lại không phải tác động trực tiếp từ phía cơ quan quản lý doanh nghiệp mà từ khâu quản lý công. Những cơ quan thực thi công vụ đang trong tình trạng e ngại không mạnh dạn để thực thi, giải quyết những yêu cầu phát sinh của doanh nghiệp. Điều đó cũng là một trong những rào cản không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp về mặt tài chính, cải cách thể chế, hành chính là vấn đề cấp bách; đặc biệt là giải quyết những nút thắt để cơ quan thực thi công vụ phải dám nghĩ, dám làm, năng động và không sợ sai. Hoặc, có thể thông qua một cơ chế đặc thù để giúp cán bộ có thể vận dụng một cách năng động, sáng tạo vào việc giải quyết những nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.- Từ khóa :
- kinh tế Việt Nam
- Việt Nam
- doanh nghiệp Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lực đẩy giải ngân đầu tư công
08:04' - 14/07/2024
Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư công thực hiện ước đạt 244,4 nghìn tỷ đồng, bằng 33,8% kế hoạch năm và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện dự thảo Nghị định về đất trồng lúa
14:25' - 13/07/2024
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 320/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về đất trồng lúa.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, livestream bán hàng
14:00' - 13/07/2024
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, phát triển bền vững các nền tảng thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới...
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định về thực hiện bình ổn giá
12:56' - 13/07/2024
Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá. Trong đó, Nghị định quy định cụ thể về việc thực hiện bình ổn giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo ‘nút thắt’ nguồn cung cát san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
22:07' - 10/07/2024
Chiều 10/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc về kết quả thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ giải quyết vướng mắc về vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.