Lĩnh vực đánh bắt cá: Thách thức đầu tiên trong giai đoạn hậu Brexit
Thỏa thuận cần đạt được đầu tiên liên quan đến vấn đề đánh bắt cá. Hai bên đều thể hiện quan điểm rất cứng rắn, đàm phán còn chưa bắt đầu, nhưng "gươm đã được rút ra khỏi vỏ".
Với phương châm sẽ "lấy lại quyền kiểm soát các vùng biển của Anh", Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố rằng vào ngày 1/1/2021 - thời điểm kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, ngư dân EU sẽ không còn được quyền tự do tiếp cận vùng biển giàu cá quanh các hòn đảo của nước Anh, điều mà họ vẫn đang được phép hiện nay.
Để tăng sức nặng cho lời nói của mình, Chính phủ do ông Johnson đứng đầu đã trình bày vào ngày 29/1 một dự luật để trình lên Nghị viện Anh, trong đó họ đề xuất quy định rằng nước Anh sẽ rời bỏ chính sách thủy sản chung và có thể hoạt động như một quốc gia ven biển độc lập kể từ năm 2021.
Một hành động được xem như biểu tượng trong bối cảnh vào cùng ngày các nghị sĩ châu Âu đã phê chuẩn Thỏa thuận rút lui giữa London và Brussels.
Một quan chức cấp cao của châu Âu, được cho là người am hiểu về các vấn đề liên quan đến Brexit, đánh giá "phía Anh biết rằng EU có một điểm yếu, đó là đánh bắt cá. Không có lý do gì London không sử dụng yếu tố này trong quá trình đàm phán".
Về phần mình, ông Boris Johnson biết rằng các ngư dân Anh đã bỏ phiếu áp đảo cho Brexit vì họ rất lo lắng về vấn đề trữ lượng cá trong tương lai. Tuy nhiên, ông cũng nắm rõ đánh bắt cá là một chủ đề dễ gây bùng nổ về chính trị trong số một số đối tác cũ, trước tiên là nước Pháp.
Sau sự kiện "áo khoác vàng", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cho thấy không đủ khả năng để hỗ trợ ngư dân vùng Normandie hoặc Bretagne, trong khi có tới 30% đến 40% sản lượng đánh bắt của ngư dân Pháp được thực hiện ở vùng biển của Anh.
Chỉ có tám trong số 27 quốc gia thành viên EU - Pháp, CH Ireland, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển, Đức và Đan Mạch - bị ảnh hưởng bởi vấn đề đánh bắt cá và London nhìn thấy một khiếm khuyết có thể làm yếu đi sự đoàn kết của những người châu Âu trong các cuộc đàm phán Brexit.
Có một thực tế là khi nói đến vấn đề khai thác cá, 27 nước EU có nhiều thứ để mất hơn người Anh. Ngư dân EU đánh bắt trong những vùng biển của Anh lượng cá có giá trị tới gần 590 triệu bảng (hơn 700 triệu euro) mỗi năm; trong khi Anh bắt cá ở vùng biển EU chỉ với sản lượng khoảng 130 triệu bảng (154 triệu euro).
Trung bình, khối lượng đánh bắt trên vùng biển của Anh chiếm 14% tổng sản lượng khai thác của 8 quốc gia châu Âu liên quan. Theo một tài liệu của Ủy ban châu Âu, tỷ lệ phần trăm này dao động từ 1% cho Tây Ban Nha đến 50% cho người Bỉ. Sự phụ thuộc trên khiến đánh bắt cá trở thành một trong những lĩnh vực duy nhất mà châu Âu ở vào thế yếu so với Vương quốc Anh".
Trong bối cảnh đó, cả EU và Anh đều khẳng định rằng tuyên bố chính trị đi kèm với thỏa thuận rút lui của họ (ký vào ngày 17/10/2019) đã đề cập cụ thể đến việc đánh bắt cá.
Khi văn bản quy định rằng hai bên sẽ phải xác định mối quan hệ tương lai của họ trước ngày 31/12/2020 - các quy tắc của châu Âu tiếp tục được áp dụng trong thời gian này - thì đồng thời nó cũng chỉ rõ rằng trong hai lĩnh vực, thủy sản và dịch vụ tài chính, cần phải làm mọi thứ để đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc vào tháng Sáu, ngay cả khi không có điều gì thay đổi trước năm 2021.
Hiện tại, London và Brussels đang đều lên gân trong vấn đề đánh bắt cá. Một thông cáo của Bộ môi trường, thực phẩm và nông nghiệp Anh công bố vào ngày 29/1 là trong tương lai, London sẽ đưa ra những quy tắc mà các tàu nước ngoài sẽ phải tuân theo trên vùng biển của Anh.
Về phần mình, Ủy ban châu Âu yêu cầu giữ nguyên trạng trong lĩnh vực đánh bắt cá và cho đây một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận nào về điều kiện mối quan hệ tương lai giữa EU với nước Anh.
Nghị sĩ thành viên Ủy ban đánh bắt cá của Nghị viện châu Âu Pierre Karleskind lưu ý "người Anh có cá, nhưng chúng tôi có thị trường", khi nêu rõ có tới 73% sản lượng đánh bắt của ngư dân Đảo quốc được xuất khẩu sang "Lục địa già". Con số thống kê này đã mang tới cho EU sức nặng đầu tiên.
Thủ tướng CH Ireland Leo Varadkar đã nói rằng nếu Anh muốn EU nhượng bộ trong lĩnh vực tài chính, thì London cũng phải làm điều tương tự trong các lĩnh vực khác như đánh bắt cá. Mọi thứ đều liên kết với nhau.
Một quan chức cao cấp châu Âu giải thích, trong thực tế, từ nay đến 1/7/2020, hai bên phải đồng ý về khung của thỏa thuận về đánh bắt cá, bao gồm các nguyên tắc chính về kiểm soát, và trước hết đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo toàn nguồn cá, quyền tiếp cận biển ...".
Sau đó, bắt đầu từ tháng 12/2020, hai bên sẽ đàm phán chi tiết về số lượng cá mà người châu Âu có thể được đánh bắt tại vùng biển của Anh - và ngược lại là việc Anh được quyền tiếp cận vùng biển của EU vào năm 2021.
Pháp và các đối tác đang kêu gọi hình thức thỏa thuận nhiều năm khi Vương quốc Anh chỉ muốn đàm phán hàng năm, giống như trường hợp giữa EU và Na Uy.
Một nhà ngoại giao bình luận EU muốn một thỏa thuận ổn định với quan điểm đàm phán hàng năm đã không hề dễ dàng với người Na Uy, rồi nay lại là với người Anh. Về phía London, cũng có ý kiến giảm nhẹ sự việc khi đưa ra lập luận với Oslo, thỏa thuận được gia hạn gần như mỗi năm một cách máy móc.
Trong mọi trường hợp, thỏa thuận về đánh cá giữa EU-Anh là một trong những nội dung đầu tiên sẽ được hoặc không được ký kết, và mọi người cũng sẽ xem đây như một phép thử đầu tiên. Nghị sĩ người pháp Karleskind đánh giá cần đảm bảo để vấn đề đánh bắt cá không bị xem là một thất bại cho ông Johnson.
Có một thực tế là để có thể tuyên truyền trước cử tri của mình, Thủ tướng Anh biết rõ rằng những gì mới được thỏa thuận ít nhất phải có vẻ khác so với những gì đang tồn tại hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tại sao “virus” Brexit không lan đến phần còn lại của EU?
05:30' - 04/02/2020
Bất chấp sự háo hức của các đảng phái chống châu Âu sau cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 6/2016 về sự ra đi của Anh hay còn gọi là Brexit, sự tan rã của Liên minh châu Âu (EU) đã không diễn ra.
-
Tài chính
Các thành viên EU muốn đạt thỏa thuận về ngân sách mới hậu Brexit
17:30' - 02/02/2020
15 nước thành viên EU nhất trí cần nhanh chóng đạt được thỏa thuận về ngân sách tiếp theo của EU, sau khi nước Anh rời khỏi liên minh và không còn đóng góp tài chính.
-
Kinh tế & Xã hội
6 thay đổi lớn trong cuộc sống người dân EU và Anh sau Brexit chính thức
08:10' - 31/01/2020
Cuộc sống của người dân Anh và EU sẽ thay đổi như thế nào khi Anh chính thức rời EU vào ngày hôm nay 31/1?
-
Kinh tế Thế giới
Nghị viện châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit
08:07' - 30/01/2020
Với 621 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 13 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức bỏ phiếu thông qua thỏa thuận về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Trung tâm tài chính London duy trì vị thế trong giai đoạn hậu Brexit
05:06' - 30/01/2020
Khi Anh chính thức rời “ngôi nhà chung” vào ngày 31/1, Trung tâm tài chính London sẽ mất "cuốn hộ chiếu" cho phép lĩnh vực tài chính của Anh hoạt động tự do trên toàn EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp công bố 27 thành viên nội các chính phủ mới
16:43'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 20/5, Văn phòng Tổng thống Pháp đã công bố danh sách nội các mới gồm 27 thành viên những gương mặt cũ mới đan xen và tỷ lệ nam - nữ khá cân bằng.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng mới nhất liên quan việc thanh toán chi phí năng lượng với Nga
16:16'
Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) xác nhận đã dừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan do nước này không thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble theo yêu cầu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Giá xăng tại Mỹ nối dài chuỗi tăng “chưa từng có tiền lệ”
15:22'
Giá xăng đang bị đẩy lên cao bởi nhu cầu và nguồn cung thắt chặt, và khi các kế hoạch cho kỳ nghỉ đang đến gần, tình hình này chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30'
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn từ ngày 1/6
17:57' - 20/05/2022
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ quyết định này nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tiếp thêm động lực cho các ngành liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng cảng container quốc tế
15:45' - 20/05/2022
Khu công nghiệp (KCN) Kendal rộng 2.700 ha ở tỉnh Trung Java - liên doanh giữa Indonesia và Singapore - đang trong quá trình mở rộng với kế hoạch xây dựng một cảng container quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cắt giảm lãi suất tham chiếu do tác động của dịch COVID-19
14:57' - 20/05/2022
Trung Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm “hỗ trợ” những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.