Lo lắng vụ lúa Hè Thu “thiệt hại kép”
Tuy mới đầu vụ nhưng giá lúa ở Cần Thơ đang liên tục giảm từ đầu tháng 6 đến nay khiến nông dân lo lắng về thành quả của vụ mùa.
* Mất gần 1.000 đồng mỗi kg lúa vì không nhận tiền cọc trướcVụ Hè Thu 2021, nông dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ xuống giống được hơn 75.000 ha lúa, vượt 4,1% so với kế hoạch. Hiện nhiều trà lúa ở các quận huyện như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ... đã tới ngày thu hoạch.
Chúng tôi gặp nông dân Phan Thiện Khanh, người có 1,7 ha sẽ được cắt trong vài ngày tới tại cánh đồng của ông ở ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ vào một buổi chiều giữa tháng 6/2021. Chỉ tay về phía mảnh ruộng với những bông lúa đang ngả sang màu vàng, ông Khanh cho biết, mới đây, thương lái đến xem lúa ước tính năng suất chỉ đạt khoảng 500 kg/công (1.000 m2), tương đương 5 tấn/ha.Theo tính toán của người nông dân có kinh nghiệm trồng lúa hơn 30 năm này, với giá bán thương lái đặt cọc 5.100 đồng/kg (giống OM 380), nếu trừ hết chi phí, ông chỉ còn lãi trên dưới 1 triệu đồng trên mỗi công lúa.
“Hồi tháng 5, do nghĩ giá lúa sẽ giữ ở mức tốt như vụ Đông Xuân nên tôi không nhận khi thương lái đến đặt cọc. Nếu tôi nhận tiền cọc trước thì đã có lãi nhiều hơn rồi", ông Khanh tiếc nuối. Trong khi đó, cũng ở ấp Định Khánh B, nhiều nông dân có lúa thu hoạch sớm bán được giá 6.000 đồng/kg do nhận tiền cọc trước. Như vậy, sau hơn 3 tháng miệt mài trên đồng ruộng, bán lúa ở thời điểm này, với 1,7 ha đất trồng lúa chỉ đem về cho ông Khanh 17 triệu đồng sau khi trừ hết các chi phí đầu tư như: tiền lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, phí thuê máy gặt... Ông Nguyễn Văn Quai ở xã Trường Thành, huyện Thới Lai có 14 công lúa sạ giống IR 50404 cho biết, chi phí sản xuất tăng mà năng suất ước chỉ đạt 600kg lúa tươi/công, nên phải bán được giá từ 6.000 đồng/kg trở lên ông mới có thể kiếm lời 1,5-2 triệu đồng/công. Cũng theo ông Quai, nhờ chủ động tìm mối lái bán lúa từ khá sớm nên được thương lái đặt tiền cọc 500.000 đồng/công với giá 6.000 đồng/kg từ cuối tháng 5, cao hơn 600 đồng/kg so với vụ Hè Thu năm trước.Thế nhưng điều khiến ông Quai lo lắng là khi đến ngày thu hoạch, các lái buôn có thể đòi hạ giá so với mức đặt cọc trong bối cảnh giá lúa giảm liên tục trong những ngày qua.
Bà Nguyễn Kim Sương ở phường Trường Lạc, quận Ô Môn, vừa gặt xong 8 công lúa OM 380 cho hay, giữa tháng 5, người mua lúa đến đặt cọc 300.000 đồng/công với giá 5.650 đồng mỗi kg. Tuy nhiên, đến hôm cắt lúa, họ cho biết chỉ trả được 5.300 đồng/kg, giảm 350 đồng so với thỏa thuận ban đầu do lúa đang sụt giá. "Họ mong chúng tôi chia sẻ vì thua lỗ quá", bà Sương nói và cho biết thêm, bà vẫn còn may mắn hơn những người không nhận tiền cọc trước mà lúa chín mới gọi thương lái đến thì chỉ bán được giá 5.100 đồng/kg. Chia sẻ với phóng viên, nhiều nông dân ở quận Ô Môn và huyện Thới Lai vừa thu hoạch xong vụ Hè Thu cho biết, mức giảm phổ biến khoảng 300 đồng cho mỗi kg lúa tươi so với mức giá khi nhận tiền cọc. Dù thương lái “xin” nông dân chia sẻ nhưng ai không chịu giảm thì sẽ khó lòng bán lúa. *Vụ lúa nhiều khó khăn Nói về quá trình sản xuất vụ Hè Thu năm nay, nhiều nông dân ở thành phố Cần Thơ cho biết không được thuận lợi như các năm trước khi chi phí sản xuất đầu vụ cao nhưng khi tới ngày thu hoạch, giá lúa lại xuống thấp gần 1.000 đồng/kg. Theo ông Phan Thiện Khanh, nhiều yếu tố bất lợi như: thời tiết nắng nóng kéo dài, dịch bệnh khiến lúa giảm năng suất, cộng thêm giá các loại phân bón tăng mạnh từ đầu năm dẫn đến chi phí sản xuất tăng.Hiện, giá nhiều loại phân bón như: Urê, DAP và NPK tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng tổng cộng từ 50.000 - 250.000 đồng/bao 50 kg so với thời điểm cuối năm 2020 và đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua. Các loại thuốc trừ sâu bệnh cũng tăng 20.000 - 30.000 đồng/chai tùy loại.
Không chỉ vậy, các loại dịch hại trên cây lúa như: vàng lá, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông, nhện gié cũng xuất hiện nhiều hơn do trời nắng nóng. Điều này đã làm cây lúa không phát triển được tốt như hàng năm. Do đó đã dẫn đến “thiệt hại kép” cho nông dân khi giá lúa và sản lượng đều ở mức thấp. Tại một số ruộng đã gặt xong ở các địa phương như: Ô Môn, Thới Lai năng suất chỉ từ 500 - 650 kg/công. Với giá bán lúa tươi hiện nay, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của nông dân chỉ còn khoảng 1 triệu đồng/công, giảm khoảng 50% so với vụ Hè Thu năm 2020. Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết, dự kiến sẽ có 70% diện tích lúa Hè Thu được thu hoạch xong trong tháng 6. Về cơ cấu giống là các giống lúa chất lượng cao như: OM 5451, OM 18, OM 4218…; trong đó, giống IR50404 – giống cho gạo phẩm cấp thấp nhưng vẫn được nhiều nông dân ưa thích do ít sâu bệnh, năng suất cao, chi phí ít chiếm 9,5% trên tổng diện tích xuống giống. Mặc dù, thuận lợi về nguồn nước khi tình hình khô hạn, xâm nhập mặn ở Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đầu năm 2021 không gay gắt như dự báo tuy nhiên, nông dân vẫn phải đối mặt với một số khó khăn, khiến chi phí sản xuất tăng. "Thời tiết nắng nóng trong giai đoạn mới xuống giống kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón cũng tăng cao. Bên cạnh đó, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng trong thời gian qua đã dẫn đến giá thành sản xuất đội lên nhiều so với vụ Hè Thu năm ngoái", ông Nghiêm cho biết. Cũng theo ông Trần Thái Nghiêm, hiện, Sở khuyến cáo nông dân các giải pháp phòng trị dịch hại cũng như chăm sóc các trà lúa chuẩn bị thu hoạch.Đối với các diện tích lúa bị sâu bệnh, người dân không nên sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục cho phép, cần thực hiện tốt “4 đúng” trong sử dụng thuốc, chú ý giải pháp để hạn chế tối đa dư lượng thuốc khi thu hoạch.
Đặc biệt, không bón thừa phân đạm và áp dụng tưới ngập khô xen kẽ để cây lúa khỏe, hạn chế đổ ngã khi trời mưa.
Do không có điều kiện phơi sấy nên nhiều nông dân thường bán lúa tươi tại ruộng ngay sau thu hoạch, nhất là các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, không tham gia các hợp tác xã hay liên kết với doanh nghiệp. Vấn đề này cần được thay đổi trong thời gian tới nếu muốn bán được lúa giá cao hơn. "Việc tăng cường liên kết, phát huy vai trò của các hợp tác xã và tổ hợp tác trong thực hiện khâu phơi sấy và trữ lúa sau thu hoạch là rất cần thiết. Từ đó, cũng tránh được tình trạng bị động khi lúa chín vào các thời điểm có mưa gió cần gặt ngay mà thương lái chậm thu mua, giá lúa sụt giảm như những gì đang diễn ra ở vụ Hè Thu năm nay", ông Trần Thái Nghiêm cho hay./.- Từ khóa :
- giá lúa
- cần thơ
- lúa hè thu
- nông nghiệp
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định, cà phê quay đầu giảm
09:35' - 13/06/2021
Trong tuần qua, trong khi giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng ổn định thì mặt hàng cà phê lại kết thúc một chu kỳ tăng và quay đầu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá lúa có xu hướng giảm, cà phê tiến sát 35.000 đồng/kg
10:21' - 06/06/2021
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm nhẹ, cá biệt có địa phương có giá tăng do chưa vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu.
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định, cà phê lao dốc
11:56' - 16/05/2021
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung có xu hướng ổn định, trong khi đó, mặt hàng cà phê trong nước thì quay đầu giảm giá khá mạnh do tác động từ thị trường thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20'
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27'
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09'
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36'
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.