Loại bỏ “rào cản”, tạo động lực cho doanh nghiệp
“Tình trạng này nếu không sớm được khắc phục có thể làm “xói mòn” các kết quả cải cách và làm suy giảm niềm tin của doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM cho biết, danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã giảm xuống nhưng mới chỉ giảm về số lượng hình thức, trong khi nội hàm của ngành nghề lại mở rộng, bao trùm hơn. Có nghĩa là trong thực tế, số lượng ngành nghề cụ thể có quy định về điều kiện kinh doanh tại pháp luật chuyên ngành đang lớn hơn nhiều con số 227 ngành nghề theo danh mục của Luật Đầu tư 2020.
Theo đó, một số ngành, nghề đã được bãi bỏ khỏi danh mục của Luật Đầu tư 2020, nhưng Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh vẫn còn hiệu lực thi hành. Mặt khác, vẫn có sự không nhất quán trong xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện, rào cản điều kiện kinh doanh đang trở nên rất phổ biến. Trong quá trình đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh các loại giấy phép con nhiều lần ngay cả khi không có thay đổi về nội dung ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đã được cấp phép.Nếu như các thủ tục về thuế là vấn đề bức xúc của nhiều doanh nghiệp thì kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, những khó khăn bất cập từ quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy, kinh doanh xăng dầu, giấy phép môi trường, kinh doanh vận tải, an ninh trật tự... tiếp tục là rào cản đối với doanh nghiệp. Bà Nguyễn Minh Thảo cho biết thêm, kết quả từ cuộc khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với trên 10.000 doanh nghiệp cho thấy, có tới 60,1% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính cấp phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức cho việc cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện là 61,36%. Những phiền hà về cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện là nguyên nhân khiến 21,7% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh. Theo đánh giá sơ bộ của CIEM khi thực hiện rà soát, đánh giá cải cách về điều kiện kinh doanh và nỗ lực cải cách, thì đến nay kết quả không chuyển biến so với thời điểm năm 2019. “Xu hướng cải cách về môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn nặng tính hình thức, tình trạng “cài cắm” điều kiện kinh doanh trong các thông tư do cấp bộ ban hành vẫn còn nhiều...”, nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá. Việc cắt giảm danh mục điều kiện kinh doanh là có, nhưng chủ yếu dưới hình thức gộp tên ngành nghề hoặc sử dụng tên ngành nghề có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, để rút gọn về số lượng. Thủ tục về đất đai còn rất khó khăn, có nhiều sự mâu thuẫn, chồng chéo về quy định pháp luật trong các lĩnh vực khiến môi trường kinh doanh vẫn còn những khoảng trống chưa được lấp đầy, làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Đại diện doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biết xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chỉ ra hàng loạt "nỗi khổ" của doanh nghiệp vì điều kiện kinh doanh. Theo ông Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu đang đối diện với khó khăn bủa vây. Sau 2 năm đại dịch lại tiếp đến khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu, sức chống chịu của doanh nghiệp đã tới hạn. Còn bà Lý Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có những bất cập trong thủ tục hành chính đã kéo dài 5 năm chưa được giải quyết khiến doanh nghiệp đang từng ngày phải chịu đựng nhiều khó khăn, tổn thất. “Chúng tôi chỉ mong các quy định không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế”, bà Lý Thị Kim Chi nhấn mạnh. Để tiếp tục tạo luồng gió mới cho doanh nghiệp, theo ý kiến nhiều chuyên gia, yếu tố quan trọng nhất là phải luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư. Để làm được điều này, các bộ, ngành chức năng cần chú trọng đơn giản hóa, tạo minh bạch về thủ tục hành chính, duy trì sự ổn định của chính sách; khắc phục bất cập do mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định pháp luật; thực hiện hiệu quả các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Trưởng phòng Xây dựng pháp luật, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần thống nhất trong cách hiểu về điều kiện kinh doanh. Vì trong thực tiễn xây dựng chính sách pháp luật, cách hiểu về điều kiện kinh doanh của một số bộ soạn thảo chính sách còn khác nhau khiến cho việc xác định một điều kiện kinh doanh và cơ chế quản lý đôi khi chưa chính xác. “Đáng lưu ý, chất lượng cải cách môi trường kinh doanh cũng sẽ được nâng cao nếu các bộ, ngành tăng cường hiệu quả kiểm soát việc ban hành điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và tăng cường tham vấn doanh nghiệp, minh bạch hơn trong hoạt động giải trình”, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng khẳng định. Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút hoàn tất Dự thảo Nghị quyết về cải thiện trường môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để trình Chính phủ trong tháng 9/2023. Thông tin điều này tới đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết thêm, sẽ kiến nghị thành lập Tổ công tác đi cùng với các bộ, ngành, thúc đẩy thực hiện hiệu quả nghị quyết này. Đặc biệt, các bộ, ngành phải huy động được sự chung tay tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào xây dựng chính sách nhằm tạo “luồng gió” mới cùng sự đồng thuận khi đưa chính sách vào thực thi. Đây được coi là động lực mới nhằm tạo đột phá cho môi trường kinh doanh trong năm 2023 và những năm tới./.Tin liên quan
-
Đời sống
Chính sách tiền lương đặc thù áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 1/8/2023
10:42' - 29/07/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
-
Kinh tế Việt Nam
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 8/2023
11:31' - 27/07/2023
Trong tháng 8/2023, nhiều chính sách mới có ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động và người dân có hiệu lực, như chính sách về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng...
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 9 nhóm giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023
19:16' - 21/07/2023
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, khối lượng công việc của ngành kế hoạch và đầu tư trong 6 tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 là hết sức nặng nề, nhiều nhiệm vụ khó.
-
Kinh tế và pháp luật
Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thí điểm chính sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh
12:26' - 21/07/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 48/QĐ-BCĐNQ98 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thí điểm chính sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn đầu về chuyển đổi số
21:27' - 13/07/2023
Theo Báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vươn lên vị trí số 1 với giá trị DTI là 0,8219, tăng 0,2093 so với năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đường vành đai 4: Vận dụng tối đa chính sách có lợi nhất cho người dân
21:45' - 12/12/2024
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ vận dụng tối đa cơ chế, chính sách đảm bảo có lợi nhất cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khiển trách Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
20:27' - 12/12/2024
Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định thi hành kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ bác thông tin không chính xác về chế độ, chính sách khi tinh gọn bộ máy
20:20' - 12/12/2024
Trước những thông tin lan truyền về nội dung đề xuất chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức trong tin gọn bộ máy, ngày 12/12, Bộ Nội vụ đã có thông tin chính thức về vấn đề này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng bổ nhiệm 4 nhân sự Bộ Quốc phòng
20:02' - 12/12/2024
Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức phát triển thương hiệu khi hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh
19:48' - 12/12/2024
Hành vi người tiêu dùng thay đổi ngày càng nhanh chóng, đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp trong xây dựng và duy trì mối quan hệ gắn kết bền vững với khách hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN và PC1 ký hợp đồng xây dựng cáp ngầm biển cấp điện cho huyện Côn Đảo
18:41' - 12/12/2024
Ngày 12/12, tại Hà Nội, EVN và Liên danh PC1 – PECC4 đã ký hợp đồng xây dựng cáp ngầm biển cấp điện cho huyện Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44
18:34' - 12/12/2024
Trong khuôn khổ Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44 diễn ra tại Hà Nội, ngày 12/12 đã ký kết Nghị định thư Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo
18:21' - 12/12/2024
Chiều 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 02/NQ-CP: Bộ Công Thương chủ động chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
18:19' - 12/12/2024
Năm 2024, Bộ Công Thương đã chủ động chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là gian lận xuất xứ hàng hóa, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu.