Logistics dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Hải Phòng
Đồng thời sẽ là trung tâm kết nối kinh tế và động lực phát triển của Vùng Đồng bằng sông Hồng, của Bắc Bộ và cả nước.
Ngành chủ lực có vai trò dẫn dắt
Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ, đối với cảng biển và dịch vụ logistics, Hải Phòng hướng tới trở thành một trung tâm kết nối quốc tế, có dịch vụ logistics hiện đại; cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển và logistics, thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, nghiên cứu khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, tại Quyết định 549/QĐ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định phát triển mạng lưới trung tâm logistics đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực và quốc tế; khai thác có hiệu quả thị trường dịch vụ logistics, tập trung vào các dịch vụ logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức...
Hiện thành phố có khoảng 250 doanh nghiệp đăng kí cung cấp dịch vụ logistics, khoảng 175.000 người hoạt động trong lĩnh vực này, chiếm 20% nguồn lao động logistics cả nước... Trong chuỗi trung tâm, các dự án về dịch vụ cảng biển và logistics tại Hải Phòng phải kể đến dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu tại do Công ty Cổ phần đầu tư Xuân Cầu - Lạch Huyện làm chủ đầu tư.
Dự án có quy mô 752 ha, bao gồm 369 ha khu sản xuất công nghiệp và 173 ha khu dịch vụ kho bãi - logistics, tiến độ chuẩn bị và thực hiện dự án từ năm 2022 - 2033. Đây là dự án liền kề cảng quốc tế Lạch Huyện, kết nối giao thông đường bộ và đường thủy nội địa đi các tỉnh rất thuận lợi, là địa điểm lý tưởng cho hoạt động về dịch vụ logistics. Đồng thời, dự án sẽ đóng vai trò là khu hậu cần cho Cảng Lạch Huyện, nơi có khả năng tiếp nhận các tàu container tải trọng đến 150.000DWT đi các tuyến biển xa trực tiếp đến châu Âu, châu Mỹ.
Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu hình thành cùng hệ thống các cầu cảng nước sâu của Cảng quốc tế Lạch Huyện sẽ góp phần tạo nên cấu trúc ngày càng hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật, phát huy tối đa chuỗi giá trị của Cảng quốc tế Lạch Huyện cũng như khu phi thuế quan - logistics và công nghiệp ở khu vực này.
Dự án hứa hẹn thu hút những đơn vị hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vận tải biển - logistics, thiết lập nên một trung tâm trung chuyển hàng hóa mới, có tác động làm dịch chuyển luồng giao thương vốn có của thế giới; là cơ sở để thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư FDI vào Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng và cả nước.
Đến năm 2025, Hải Phòng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30-35%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GRDP của thành phố từ 20-25%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 60%. Các trung tâm logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 50-60% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics của thành phố; còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ logistics đang khai thác đảm nhận 40-50%. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, đảm bảo tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ngành logistics đạt 70%.
Tạo dựng mạng lưới kết nối các doanh nghiệp
Nhìn từ thực tế, hệ thống hạ tầng logistics của Hải Phòng có khả năng kết nối cao giữa các phương thức vận tải, nhưng tỷ trọng giữa các phương thức vận tải phát triển chưa đồng bộ. Quy mô kho bãi, hệ thống cảng còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.
Hoạt động vận tải đa phương thức còn thiếu kết nối, tỷ lệ thuê ngoài logistics còn thấp là những khó khăn ngành dịch vụ logistics đang mắc phải. Cùng đó, chất lượng dịch vụ thấp, thiếu chuyên nghiệp, chưa tạo dựng được mạng lưới và sự kết nối giữa các doanh nghiệp và chủ hàng, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Theo nhận định của doanh nghiệp chủ hàng hiện nay, các doanh nghiệp Logistics Service Provider - LSP chưa đáp ứng được yêu cầu, chi phí dịch vụ cao. Số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp trong thành phố chỉ tham gia được một vài công đoạn trong kinh doanh dịch vụ logistics.
Nhằm khắc phục những hạn chế hiện hữu, hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Shinec cho rằng, thành phố quy hoạch hệ thống trung tâm logistics theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại, làm nền tảng, cơ sở phát triển hệ thống dịch vụ logistics trên toàn thành phố; gắn kết hợp lý với quy hoạch phát triển thương mại, công nghiệp, hệ thống giao thông, sử dụng đất và các quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội khác của Hải Phòng và khu vực Bắc Bộ.
Thành phố tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp dịch vụ logistics trong và ngoài nước đến với Hải Phòng bằng chính sách hấp dẫn. Đồng thời, khuyến khích các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ logistics đang hoạt động hiệu quả tiếp tục phát triển, tăng tính cạnh tranh và sự chuyên nghiệp; gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu là thế mạnh của thành phố, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin, hỗ trợ đắc lực cho quá trình hình thành và hoạt động hệ thống trung tâm logistics.
Cùng với đó, ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics, đồng thời phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ trong chuỗi logistics, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
Tại hội nghị công bố Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã nhấn mạnh, Hải Phòng cần ưu tiên triển khai các dự án hạ tầng kết nối liên vùng, cảng biển, logistics, hạ tầng số; phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, có tính lan tỏa lớn.
Đồng thời, Hải Phòng cần đẩy mạnh khai thác, phát huy hiệu quả những công trình hạ tầng hiện đại đã, đang hoặc sẽ được đầu tư trong thời gian ngắn sắp tới, như hệ thống đường cao tốc kết nối với Hà Nội, Quảng Ninh, đường ven biển kết nối Nam Định, Thái Bình, sân bay Cát Bi, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, các công trình hạ tầng kết nối liên vùng…, mở ra không gian phát triển rộng mở, đa chiều, đa cực, đa trung tâm, để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Hai tháng đầu năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) của Hải Phòng tăng 13,89%. Thành phố cấp đăng ký thành lập mới cho 507 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 3.247 tỷ đồng, tăng 2,63% về số doanh nghiệp và tăng 26,12% về số vốn đăng ký.
Tin liên quan
-
Lịch cắt điện
Lịch cắt điện Hải Phòng ngày mai 6/3 cập nhật mới nhất
08:28' - 05/03/2024
BNEWS. Lịch cắt điện tại Hải Phòng ngày mai 6/3 được cập nhật mới nhất tại website của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC).
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng: Cháy lớn ở khu nhà xưởng 700 m2
22:32' - 22/02/2024
Khoảng 20 giờ ngày 22/2, khu vực nhà xưởng nằm trên đất Quốc phòng tại khu vực xã An Hồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng bất ngờ xảy ra cháy lớn.
-
Doanh nghiệp
Cảng Hải Phòng tiếp nhận 27 lượt tàu trong tuần Tết Nguyên đán
08:56' - 14/02/2024
Trong tuần Tết Nguyên đán Giáp Thìn (từ 8/2 đến 14/2), Cảng Hải Phòng tiếp nhận 27 lượt tàu, với sản lượng khoảng 417.000 tấn.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông xe nút giao 392 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
12:49' - 05/02/2024
Sáng 5/2, tỉnh Hải Dương đã tổ chức thông xe nút giao liên thông kết nối đường tỉnh 392, huyện Bình Giang với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.