Lợi ích của Đông Nam Á trong hợp tác hải quân với Hàn Quốc và Australia
Nhiều nước thành viên ASEAN đang hiện đại hóa lực lượng hải quân thông qua việc thúc đẩy mua sắm thiết bị quân sự, mở rộng hợp tác phát triển vũ khí. Đây chính là cơ hội để Hàn Quốc và Australia xây dựng mối quan hệ bổ sung đặc biệt với những nước quốc gia này.
Theo báo The Diplomat, có một số câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề này, đó là: Tại sao Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải hiện đại hóa hải quân? Tại sao một số nước ASEAN muốn thiết lập các mối quan hệ bổ sung đặc biệt với các đối tác châu Á, chứ không phải với Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU)?Tại sao nhiều quốc gia Đông Nam Á tìm kiếm sự trợ giúp từ Hàn Quốc và Australia, chứ không phải Trung Quốc? Hàn Quốc và Australia có thể cung cấp những gì để đáp ứng yêu cầu của các nước Đông Nam Á trong quá trình những nước này hiện đại hóa hải quân? Việc duy trì mối quan hệ hải quân gần gũi sẽ mang lại lợi ích gì cho các nước ASEAN, Hàn Quốc và Australia?Do gần đây lực lượng hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) mở rộng hoạt động ở các vùng biển nhạy cảm trong khu vực, nhất là ở Biển Đông, nên các nước Đông Nam Á muốn lựa chọn các đối tác để tăng cường khả năng quốc phòng của mình nhằm đối phó với mối đe dọa hàng hải từ Trung Quốc.Cụ thể, họ theo đuổi các thỏa thuận hợp tác quốc phòng, phát triển hoặc mua sắm những khí tài hiện đại. Tuy nhiên, các nước thành viên ASEAN hiện bất đồng về chính sách mua sắm quốc phòng: một số nước ASEAN thích các đối tác châu Á, trong khi một số khác muốn tìm kiếm đối tác bên ngoài châu Á. Một số nước thành viên ASEAN muốn chứng minh sự tự do và độc lập của họ trong việc hợp tác với bất cứ đối tác nào họ chọn, nhưng một số khác lại lo ngại rằng việc đa dạng hóa các đối tác có thể làm tổn hại đến các quan hệ đối tác an ninh lâu dài của họ với Mỹ và châu Âu. Nếu các nước thành viên ASEAN sẵn sàng thay đổi lối suy nghĩ của họ bằng cách dịch chuyển hợp tác từ Mỹ và châu Âu sang các cường quốc bậc trung trong khu vực, khi đó các đối tác tốt nhất cho tiến trình hiện đại hóa hải quân của họ sẽ là Hàn Quốc và Australia.Cả hai quốc gia này đều có các khả năng nghiên cứu và phát triển hết sức tinh vi, các chính sách hải quân/đối ngoại tích cực và mạnh mẽ cũng như có khả năng thực hiện các chương trình sản xuất vũ khí hải quân quy mô lớn.Hợp tác với Hàn Quốc và Australia sẽ có nhiều ưu điểm: giá cả cạnh tranh, các quy trình mua sắm hải quân đáng tin cậy và minh bạch, có nhiều triển vọng phát triển công nghiệp quốc phòng trong tương lai và bảo đảm những lợi ích từ hiện đại hóa hải quân.Hải quân Hàn Quốc (ROKN) và Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) từ lâu đã được công nhận là những lực lượng hải quân tinh nhuệ và hiệu quả, với bề dày kinh nghiệm hợp tác an ninh hàng hải với các đối tác khác, trong đó có Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản.Hợp tác hải quân đa quốc gia của họ đã được chứng minh trong các cuộc diễn tập an ninh hàng hải và đối phó với những trường hợp khẩn cấp của khu vực như tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và các hoạt động cứu trợ thiên tai.Hàn Quốc và Australia đang tìm cách phát triển hơn nữa vai trò của mình như những cường quốc bậc trung chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương. Nhiều nước thành viên ASEAN đã được hưởng lợi từ các tàu tuần tra ven biển được ROKN và RAN cung cấp.
Hàn Quốc và Australia có cơ hội để xây dựng một hệ thống hợp tác công nghiệp-quốc phòng trong khu vực dù có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ, phát triển các lực lượng lao động lành nghề, cơ sở sản xuất tiên tiến, và các khả năng công nghệ quân sự. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho việc tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng toàn cầu.Đồng thời, ROKN và RAN sẽ làm việc với các nước ASEAN về an ninh chung của khu vực. Trên thực tế, hợp tác công nghiệp quốc phòng và hải quân song phương đã được mở rộng. Ví dụ, Tập đoàn Cơ khí hàng hải và đóng tàu Daewoo (DSME) và Tập đoàn công nghiệp nặng Hanjin của Hàn Quốc đang làm việc với các nhà máy đóng tàu của Indonesia để xây dựng Bãi đậu Máy bay trực thăng và chế tạo tàu ngầm.Tuy nhiên, cũng tồn tại một số thách thức lớn. Chẳng hạn, nhiều nước ASEAN ngần ngại không muốn rời bỏ các nhà cung cấp vũ khí của Mỹ và châu Âu, nên Hàn Quốc và Australia cần phải cam kết về việc giao hàng đúng hẹn, hoặc đề ra một khuôn khổ hợp tác hải quân và quốc phòng cho các nước thành viên ASEAN, chuyển giao công nghệ cao để hỗ trợ các chương trình công nghiệp quốc phòng của họ và cũng là để tăng cường khả năng công nghiệp quốc phòng của chính mình.Một mối quan hệ đối tác hải quân và quốc phòng bổ sung như vậy giữa Hàn Quốc và Australia có thể hình thành nền tảng cho mối quan hệ quốc phòng và an ninh khu vực chặt chẽ hơn trong tương lai gần.Dù Hàn Quốc và Australia có thể cung cấp các tàu hải quân và bảo vệ bờ biển giá cả phải chăng hơn theo yêu cầu của ASEAN thì đây cũng không phải là một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi trong các tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng không phải là động lực cho sự thay đổi môi trường an ninh hàng hải khu vực.Những đề xuất cụ thể cho Hàn Quốc và Australia bao gồm: phát triển các mục tiêu chung cho mạng lưới hợp tác công nghiệp quốc phòng ở cả mức độ chính sách và hoạt động thông qua các cuộc “Hội đàm 2+2” giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng, “Hội đàm Tham mưu Hải quân” giữa ROKN và RAN, tổ chức các hội thảo và diễn tập quân sự-chính trị, theo đuổi phối hợp quốc phòng giữa các công ty quốc phòng do chính phủ bảo trợ và tư nhân làm chủ.Tất nhiên, Hàn Quốc và Australia nên đồng thời tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ của họ với các nước ASEAN.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hải quân Hàn Quốc hạ thủy tàu đổ bộ mới nhất
10:45' - 02/11/2017
Nguồn tin Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc cho biết Hải quân nước này đã hạ thủy chiếc tàu mới nhất thuộc lớp Cheon Wang Bong mang tên No Jeok Bong.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ chi 3,2 tỷ USD thay thế phi đội máy bay lỗi thời của lực lượng Hải quân
18:42' - 01/11/2017
Ngày 1/11, một quan chức Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này sẽ mua hơn 100 máy bay trực thăng có vũ trang cho lực lượng Hải quân nhằm thay thế phi đội máy bay do Pháp thiết kế hiện đã lỗi thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Tàu chiến Hải quân Australia HMAS Ballarat cập Cảng Tiên Sa thăm thành phố Đà Nẵng
12:46' - 04/06/2017
Ngày 4/6, tàu chiến Hải quân Australia HMAS Ballarat cập Cảng Tiên Sa; chỉ huy tàu và các sĩ quan, thủy thủ của tàu bắt đầu chuyến thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Thế giới
Australia công bố siêu dự án đóng tàu hải quân
13:29' - 16/05/2017
Australia ngày 16/5 đã công bố chi tiết kế hoạch đóng tàu quy mô lớn, theo đó sẽ đóng mới hàng chục tàu ngầm và tàu chiến nhằm nâng cao năng lực phòng thủ của hải quân nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45'
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...