"Long đong" kế hoạch hồi sinh ngành du lịch Indonesia
Người đứng đầu Hiệp hội Du lịch và Lữ hành Indonesia (Asita) tại Bali, ông I Ketut Ardana, cho biết ngành công nghiệp du lịch trên hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng này cần "cảnh giác" trước các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Theo ông Ketut, Chính phủ cần hết sức cẩn thận và nên đợi đến khi tình hình được cải thiện rồi mở lại các điểm du lịch. Bởi nếu đi sai bước, điều này có thể gây tác động nghiêm trọng.
Tính đến ngày 12/6, Bali đã ghi nhận tổng cộng 695 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5 người tử vong và 448 người đã phục hồi. Con số này tương đối nhỏ so với hơn 36.400 ca nhiễm và 2.048 ca tử vong trên toàn quốc. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là số ca lây nhiễm tại Bali ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, nhất là tại 4 huyện Badung, Denpasar, Klungkung và Tabanan."Nếu đường cong biểu đồ dịch COVID-19 được làm phẳng, du lịch Indonesia có thể chuẩn bị mở cửa trở lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan trong cộng đồng, đây là một trong những điều cần phải cân nhắc", ông Ketut cho biết. Ông nhấn mạnh rằng niềm tin của du khách vào sự an toàn của Bali là "chìa khóa" để phục hồi "ngành công nghiệp không khói" trên hòn đảo này.Cuối tháng Năm vừa qua, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đã đề nghị Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo chuẩn bị các "chiến lược đặc biệt" nhằm hồi sinh ngành du lịch nội địa tại các khu vực an toàn và đủ điều kiện chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Tuy nhiên, ông Jokowi cũng yêu cầu bộ này "không vội vàng" mở cửa du lịch, đồng thời cần xác định rõ các khu vực sẵn sàng đón tiếp du khách dựa vào tỷ lệ lây nhiễm COVID-19.Du lịch là một trong số các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch khi người dân được khuyến cáo hạn chế ra ngoài nhằm ngăn chặn virus lây lan. Trong tháng Tư, lượng khách du lịch quốc tế đến thăm Indonesia đã giảm 87,44% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 160.000 lượt, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới áp đặt các lệnh phong tỏa hoặc quy định giãn cách xã hội.Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, ông Wishnutama Kusubandio mới đây cho biết bộ này đã chuẩn bị các quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) cho các phân khúc của ngành du lịch và kinh tế sáng tạo và đã tích hợp với kế hoạch của các bộ, tổ chức và lực lượng đặc nhiệm khác. Tuy nhiên, thời điểm mở lại ngành du lịch Indonesia hiện vẫn chưa được công bố.Trao đổi với tờ Jakarta Post hôm 4/6, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Bali, ông I Putu Astawa cho biết, địa phương này hiện vẫn tập trung vào việc khống chế dịch COVID-19. Theo ông Putu, việc mở lại du lịch tại Bali sẽ phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và sẽ được tiến hành theo các bước có chọn lọc.Tương tự, huyện Đông Nam Maluku thuộc tỉnh Maluku - vùng đất nổi tiếng với những bãi biển cát trắng còn hoang sơ - cho rằng việc mở lại du lịch quá sớm có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus tại địa phương – vốn đang được xếp vào danh sách các "vùng xanh" an toàn trước dịch COVID-19 và đang có kế hoạch tiếp tục duy trì trạng thái này. Người đứng đầu huyện Đông Nam Maluku, ông M. Thaher Hanubun cho hay hiện chưa thể mường tượng được việc khách du lịch từ bên ngoài đổ vào khu vực này. "Nếu du lịch được mở cửa trở lại, có thể trước hết chúng tôi sẽ giới hạn các chuyến thăm dành cho người dân địa phương. Hiện tại, việc mở lại sân bay và cảng biển vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông cho biết.Theo người phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo COVID-19, ông Ari Juliano, Bộ này đang chuẩn bị các SOP cho lĩnh vực du lịch để có thể triển khai ngay khi Indonesia mở cửa trở lại. Theo các giao thức này, du khách và các cơ sở du lịch lữ hành được yêu cầu tuân thủ quy định giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tránh tập trung đông người.Trong khi chờ đợi Chính phủ, và Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo quyết định mở cửa trở lại và ban hành SOP, chính quyền và hiệp hội du lịch các địa phương đã thúc đẩy các sáng kiến nhằm sẵn sàng đón khách trong giai đoạn "bình thường mới". Chẳng hạn, huyện Banyuwangi thuộc tỉnh Đông Java đã tiến hành xác minh và cấp giấy chứng nhận cho tất cả các nhà hàng, khách sạn và cơ sở lưu trú đáp ứng các tiêu chuẩn y tế và vệ sinh.Tỉnh Bali cũng đang chuẩn bị các giao thức để áp dụng trong giai đoạn "bình thường mới", trong đó có quy định giảm 50% công suất phục vụ và hoãn mở cửa trở lại các hộp đêm. Trong khi đó, Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Indonesia (PHRI) cũng ban hành một SOP với các quy định về y tế và vệ sinh cho tất cả các thành viên.Chuyên gia du lịch Muhammad Baiquni thuộc Đại học Gadjah Mada cho rằng quyết định mở lại du lịch phải đi kèm với việc giảm thiểu rủi ro và cân nhắc thận trọng đối với từng điểm đến.Về phần mình, Chủ tịch Hiệp hội Đại lý Du lịch Indonesia (Astindo), bà Elly Hutabarat nhấn mạnh rằng việc mở cửa trở lại cần tuân thủ kỷ luật trong thực thi các giao thức y tế. Ngoài ra, việc giám sát nghiêm ngặt tại các điểm đến và các điểm nhập cảnh sẽ là "chìa khóa" để ngành du lịch Indonesia giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn "bình thường mới"./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lòng tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Á giảm thấp nhất trong 11 năm
15:46' - 17/06/2020
Theo một khảo sát mới đây của Thomson Reuters/INSEAD, lòng tin kinh doanh của các doanh nghiệp tại châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia: Dang dở giấc mơ cường quốc hàng hải
06:30' - 15/06/2020
Với nhiều tiềm năng to lớn từ đại dương, kinh tế biển sẽ thay đổi nền kinh tế Indonesia và tạo ra một nguồn kinh tế bền vững.
-
DN cần biết
Indonesia cân nhắc hạn chế nhập khẩu hàng may mặc
07:30' - 14/06/2020
Bộ Công nghiệp Indonesia có kế hoạch áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại nhằm bảo vệ ngành công nghiệp dệt may trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia phát triển các khu công nghiệp để đón doanh nghiệp Mỹ rời Trung Quốc
21:00' - 12/06/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Công nghiệp Indonesia có kế hoạch phát triển 27 khu công nghiệp vào cuối năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.