Lựa chọn an toàn của OPEC+
Sự xuất hiện của biến thể Omicron làm phức tạp thêm diễn biến dịch COVID-19, Mỹ và một số quốc gia có nhu cầu năng lượng cao mở kho dầu dự trữ chiến lược..., những yếu tố này dường như không tác động đáng kể tới chính sách của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác, còn gọi là OPEC+. Bất chấp những yếu tố biến động trên thế giới, trong cuộc họp chính sách tháng 12, nhóm này vẫn quyết định duy trì kế hoạch sản lượng dầu trong năm tới để có thể đảm bảo sự ổn định của thị trường "vàng đen".
Trái ngược với mọi dự đoán, OPEC+ không phản ứng quá mức trước những diễn biến trên thế giới khi nhất trí duy trì kế hoạch tăng nhẹ sản lượng dầu hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày trong đầu năm 2022. OPEC+ còn trấn an thị trường với cam kết tiếp tục tính đến diễn biến của đại dịch COVID-19, theo sát diễn biến trên thị trường dầu, đồng thời sẵn sàng có những điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.
Ngay lập tức, Mỹ đã hoan nghênh quyết định của OPEC+, đồng thời đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất thuộc OPEC+ trong những tuần gần đây. Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ trong những tuần gần đây với các đối tác của chúng tôi - Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và các nhà sản xuất OPEC + khác, nhằm giúp giải quyết áp lực về giá dầu mỏ. Chúng tôi hoan nghênh quyết định tiếp tục tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày".
Bà nhấn mạnh cùng với việc xuất kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, Mỹ tin rằng các nỗ lực này sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói rõ rằng quyết định của OPEC+ đã cho thấy thị trường dầu mỏ vẫn ổn định và nhu cầu đang phục hồi. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Nga cùng với các nước xuất khẩu dầu mỏ khác sẽ giám sát tình hình nhằm có những đánh giá về sự tác động của biến thể Omicron đối với hoạt động đi lại.
Quyết sách của OPEC+ đã tác động nhất thời đến giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 2/12 với biên độ dao động lên tới 5 USD. Theo đó, chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 80 xu Mỹ (1,2%) lên 69,67 USD/thùng sau khi có lúc rơi xuống mức thấp 65,72 USD/thùng trong cùng phiên. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 93 xu Mỹ (1,4%) lên 66,50 USD/thùng, sau khi có lúc giảm xuống 62,43 USD/thùng trong phiên này.
Kế hoạch tăng sản lượng dầu hằng tháng thêm 400.000 thùng/ngày đã được OPEC+ triển khai từ tháng 5/2021 và được đánh giá là khá hiệu quả trong việc ổn định giá "vàng đen" thế giới ở mức khoảng 70 USD/thùng - mức không quá cao và có thể chấp nhận được đối với các nhà nhập khẩu dầu mỏ - và tránh tình trạng dư thừa nguồn cung trong tương lai.
Cuộc họp chính sách diễn ra ngày 2/12 được xem là một trong những hội nghị quan trọng nhất của tổ chức này kể từ khi nhu cầu tiêu thụ dầu trong đại dịch bắt đầu phục hồi. Trước khi diễn ra cuộc họp, nhiều ý kiến đồn đoán về việc OPEC+ có khả năng "đóng băng" kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ hiện nay do nhiều yếu tố.
Trước nhất là mối quan ngại về sự xuất hiện của Omicron - biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2 vốn được cho là dễ lây lan nhanh hơn - có thể khiến hoạt động đi lại sụt giảm và số ca mắc tại các nước châu Âu liên tục lập kỷ lục mới. Thêm vào đó là việc Mỹ và loạt quốc gia có nhu cầu năng lượng cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ mở kho dự trữ dầu chiến lược nhằm hạ nhiệt giá dầu và khả năng Iran trở lại thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế rằng việc vẫn còn nhiều "ẩn số" về biến thể Omicron và xu hướng sống chung an toàn với COVID-19 mà hầu hết các nước đang thực hiện để tái mở cửa và phục hồi kinh tế, cùng với tỷ lệ tiêm chủng không ngừng tăng được xem là những lý do để OPEC+ không vội vàng thay đổi chính sách dầu mỏ. Hơn thế nữa, OPEC+ cũng đã có đánh giá thấu đáo về việc các nước có nhu cầu năng lượng cao như Mỹ hay Trung Quốc "xả" kho dự trữ dầu.
Theo OPEC+, ngay cả khi Mỹ tiếp tục xuất kho dầu dự trữ chiến lược, thì động thái chưa từng có tiền lệ này chỉ mang tính nhất thời, không tác động đáng kể đến nguồn cung cũng như giá dầu hiện nay. Bằng chứng là giá dầu mỏ vẫn ở mức cao dù đã giảm 24% vào cuối tháng 11 so với tháng trước đó.
Chính vì vậy, việc OPEC+ duy trì chính sách dầu mỏ hiện nay là hành động thận trọng nhằm giải quyết từng bước cuộc khủng hoảng năng lượng và tránh sự tác động tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế. Bà Ann-Louise Hittle, phụ trách nghiên cứu thị trường dầu mỏ của tập đoàn Wood Mackenzie, nhấn mạnh quyết định của OPEC+ là sự lựa chọn tốt nhất mà tổ chức này có được trước những xáo trộn của thế giới.
Thêm vào đó, OPEC+ cũng đã cam kết có sự điều chỉnh kịp thời cho thấy tổ chức này sẵn sàng tăng hoặc giảm sản lượng vào bất kỳ thời điểm nào dựa theo tình hình thực tế, thậm chí có thể trước cả cuộc họp chính sách tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 4/1/2022.
Theo chuyên gia Carsten Fritsch của Ngân hàng Commerzbank, "nhiều khả năng OPEC+ sẽ không tăng sản lượng dầu trong giai đoạn đầu" trong nỗ lực duy trì giá dầu ở mức khoảng 70 USD/thùng. Quyết định này phù hợp với cách tiếp cận thận trọng của OPEC+ trong bối cảnh các nước thành viên đang từ từ tăng nguồn cung. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng không cần OPEC+ thực hiện "các biện pháp khẩn cấp”.
Trong báo cáo công bố hồi trung tuần tháng 11, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ, theo đó trong các năm 2021 và 2022, nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng thêm lần lượt là 5,5 triệu thùng/ngày và 3,4 triệu thùng/ngày. IEA cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang tăng mạnh do tốc độ tiêu thụ khí đốt tăng và hoạt động di chuyển quốc tế nhộn nhịp trở lại khi ngày càng nhiều nước mở cửa biên giới sau thời gian hạn chế để ngăn chặn dịch bệnh, song làn sóng dịch bệnh mới tại châu Âu, các hoạt động sản xuất công nghiệp chậm lại và giá dầu mỏ cao hơn có thể sẽ kìm hãm đà tăng trên.
Trong khi đó, báo cáo nội bộ của OPEC+ dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ dư thừa 3 triệu thùng/ngày trong quý I/2022, sau khi các kho dự trữ được mở, cao hơn so với mức 2,3 triệu thùng/ngày dự báo trước đó.
Báo cáo cho rằng nhìn chung, tác động của biến thể Omicron dường như chỉ liên quan đến nhiên liệu máy bay, đặc biệt là ở châu Phi và châu Âu, giữa lúc nhiều quốc gia không cho phép nhập cảnh du khách đến từ miền Nam châu Phi và một số quốc gia châu Âu áp đặt các hạn chế mới để phòng chống dịch COVID-19. Cũng theo báo cáo này, nhu cầu nhiên liệu trong ngành vận tải ở châu Âu cũng có thể bị ảnh hưởng.
Trong cuộc họp chính sách vào đầu tháng 11, 23 thành viên OPEC+ đã dự báo cán cân nguồn cung năng lượng sẽ nghiêng về thặng dư vào đầu năm 2022 và sản lượng 400.000 thùng/ngày từ nay đến tháng 1/2021 được coi là con số đủ và an toàn để đảm bảo thị trường dầu mỏ bị mất kiểm soát. Chính vì vậy, duy trì hạn ngạch dầu mỏ hiện nay là bước đi dễ dàng nhất và an toàn nhất mà OPEC+ có thể thực hiện vào thời điểm này trước khi có những tính toán mới trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ nhất trí duy trì chính sách xuất khẩu dầu mỏ hiện nay trong tháng 1/2022
08:20' - 03/12/2021
Ngày 2/12, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác, còn gọi là OPEC+, đã nhất trí duy trì chính sách xuất khẩu dầu mỏ hiện nay trong tháng 1/2022.
-
Thị trường
OPEC+ nhất trí tiếp tục kế hoạch tăng sản lượng
22:17' - 02/12/2021
Ngày 2/12, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+ đã nhất trí tiếp tục kế hoạch tăng sản lượng dầu hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng phiên 2/12 khi nhà đầu tư hướng sự chú ý tới quyết định của OPEC+
17:29' - 02/12/2021
Tsuyoshi Ueno, nhà kinh tế cao cấp thuộc Viện nghiên cứu NLI Research Institute, cho hay các nhà đầu tư “án binh” trước quyết định của OPEC+ vì giá dầu đã giảm quá nhanh và nhiều trong tuần qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.