Lựa chọn các dự án có tính chất cấp bách để ưu tiên bố trí nguồn vốn
Một trong những giải pháp nhằm phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm nhấn mạnh tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư, tổ chức chiều 18/12, tại Hòa Bình; đó là các bộ, ngành và các địa phương cần nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng và có tính chất vùng quan trọng, cấp bách để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030.
Cùng với đó, các địa phương cần tập trung nguồn lực cùng với nguồn ngân sách trung ương ưu tiên bố trí cho các dự án để tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng liên kết vùng trong giai đoạn tới; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến trong năm 2026. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất cần xác định công tác điều phối thực hiện các dự án vùng, liên vùng, là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các dự án đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng và đề xuất các chuyên đề để triển khai liên kết vùng thực hiện trong 2025; đồng thời, triển khai, phối hợp tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch Vùng; trong đó, tập trung nguồn lực thực hiện 4 nhiệm vụ trong tâm, đột phá đã đặt ra tại quy hoạch. Cùng với đó, tiếp tục rà soát, đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, rà soát các quy định của pháp luật để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động phát triển và điều phối vùng; lựa chọn vấn đề đề xuất Hội đồng điều phối Vùng cho ý kiến; đồng thời, nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng. Đặc biệt 5 địa phương: Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư phê duyệt, điều chỉnh các tuyến cao tốc đã được giao địa phương làm cơ quan chủ quản, tập trung nguồn vốn ngân sách địa phương để hoàn thành đúng tiến độ. Các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang sớm hoàn thiện các đề án xây dựng trung tâm chế biến nông nghiệp, lâm sản, gỗ báo cáo Thủ tướng Chính phủ… Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cũng nhấn mạnh đến công tác điều phối vùng năm 2024 đã đạt được một số kết quả nhất định, các địa phương đã gắn kết với nhau ngày càng chặt chẽ, nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến, điều phối chung đã được triển khai.Theo đó, một số hoạt động điều phối vùng bước đầu đã phát huy hiệu quả như: hoạt động điều phối thực hiện một số tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn như tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh; tỉnh Lào Cai đã chủ động đề xuất hợp tác 5 địa phương dọc cao tốc Nội Bài - Lào Cai hướng tới hợp tác với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; các mô hình hợp tác du lịch giữa Cao Bằng và Trung Quốc, mô hình cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn đã triển khai đi vào cuộc sống.
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho rằng, một số nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch hoạt động còn thực hiện chậm so với yêu cầu: đến nay đã cơ bản hoàn thành 8/17 nhiệm vụ; các nhiệm vụ đã được bộ, ngành và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được phê duyệt như: Đề án xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 05 Đề án của Bộ Công thương về chính sách thương mại biên giới, cụm liên kết ngành Vùng trung du và miền núi phía Bắc… Nhìn lại năm 2024, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho rằng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế của vùng tuy tăng trưởng khá nhưng quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, chỉ chiếm 8% so với cả nước, 13/14 địa phương trong vùng chưa tự cân đối thu chi ngân sách, mô hình tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chưa dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhất so với các vùng trong cả nước… Không những thế, hạ tầng giao thông kết nối vẫn là điểm nghẽn của vùng, chưa kết nối được với Vùng Thủ đô, ra các cảng biển, đường sắt chưa kết nối được với Trung Quốc và ra quốc tế; tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm của vùng còn chậm, như tuyến Hòa Bình - Mộc Châu, điều chỉnh cao tốc Hà - Giang Tuyên Quang, hầm Hoàng Liên…Cùng với đó, liên kết hợp tác phát triển vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, hiệu quả còn thấp, chưa tạo ra được chuỗi sản xuất, kinh doanh mang nét đặc trưng của vùng, nhất là trong phát triển du lịch; Hệ thống cơ sở dữ liệu vùng chưa được xây dựng
Đặc biệt, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng chưa được ban hành, một số nhiệm vụ, đề án cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ về phát triển vùng còn chưa đáp ứng được tiến độ đề ra. Năm 2024, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3 nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, nỗ lực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đã khẳng định sự phục hồi rõ nét và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, tăng trưởng GRDP của Vùng năm 2024 ước đạt 9,11%, cao nhất cả nước, một số địa phương có mức tăng trưởng khá cao như: Bắc Giang (cao nhất cả nước với mức tăng trưởng là 13,85%), Phú Thọ (9,53%), Tuyên Quang (9,04%). Quy mô GRDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người của vùng đạt khoảng 76 triệu đồng/người. Cơ cấu GDRP chuyển dịch khá tích cực, cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 80,9% GRDP của vùng; Đóng góp của 2 ngành chiếm 8,7% điểm tăng trưởng GRDP của vùng trong năm 2024. Thu ngân sách nhà nước toàn vùng năm 2024 đạt 89,2 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với dự toán trung ương giao), trong đó 10/14 địa phương có số thu vượt dự toán…Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần thiết quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống
21:22' - 16/12/2024
Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo để giúp nông dân và các bên có liên quan nắm bắt kịp thời những kiến thức, công nghệ mới
-
Chính sách mới
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại
21:58' - 04/11/2024
Ngày 4/11, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh dẫn đầu tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ, du lịch góp phần quan trọng
09:21' - 07/09/2024
Ngành du lịch Tây Ninh tiếp tục tập trung các nguồn lực để đầu tư, nâng tầm ngành du lịch, hướng đến mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện "5 tiên phong" phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng
13:09' - 17/08/2024
Chủ trì Hội nghị lần thứ 4 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng yêu cầu Vùng Đồng bằng sông Hồng thực hiện “5 tiên phong”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Bình Dương
19:06'
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Bình Dương, với 357 dự án có tổng vốn gần 6 tỷ USD. Các doanh nghiệp lớn như Panasonic, Toshiba và Aeon Mall đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất châu Á
17:52'
Theo trang Seasia Stats, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô dự kiến năm 2025 đạt khoảng 506 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị
16:31'
Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi
16:23'
Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí hơn 90 tỷ đồng khắc phục ngập úng, hư hỏng trên Quốc lộ 51
16:19'
Năm 2025. Bộ Giao thông vận tải sẽ bố trí bảo dưỡng thường xuyên với kinh phí 12,2 tỷ đồng; sửa chữa mặt đường, hệ thống thoát nước và an toàn giao thông với kinh phí 80,2 tỷ đồng trên 3 công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Xanh SM khai trương taxi điện tại Indonesia
16:05'
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 18/12, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) của Việt Nam đã chính thức ra mắt dịch vụ taxi điện Xanh SM tại Indonesia.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết doanh nghiệp - nông dân phát triển nông, thủy sản sinh thái
14:32'
Sự tham gia tích cực doanh nghiệp, cùng sự nỗ lực, chịu khó của nông dân sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn xa ra trường quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Long An đứng đầu về xuất khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12:31'
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Long An là địa phương đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 về kim ngạch xuất khẩu, đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo phương án sắp xếp bộ máy
12:16'
Theo thông báo này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục duy trì 3 Cục.