Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư "vênh" với Luật chuyên ngành
Hoạt động doanh nghiệp có nhiều khởi sắc sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới có hiệu lực thi hành (1/7/2015). Ảnh: TTXVN
Phóng viên BNEWS có buổi gặp gỡ ông Phan Đức Hiếu, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) trong câu chuyện về công tác thi hành và giám sát hai Luật nói trên.
BNEWS: Ông đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được của hoạt động doanh nghiệp trong và ngoài nước sau hơn gần tám tháng triển khai Luật doanh nghiệp (DN) và Luật đầu tư (ĐT) mới?
Ông Phan Đức Hiếu: So sánh 6 tháng cuối năm và 6 tháng đầu năm 2015, số lượng DN thành lập mới có tăng hơn so với trước. Năm vừa qua cũng là năm đầu tiên số lượng nàyi đạt qua mốc 90 nghìn, cụ thể là 93 nghìn. Đây là lần đầu tiên chúng ta có số lượng DN thành lập mới nhiều như vậy.
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, chúng ta có hơn 800 dự án đầu tư mới được đăng ký tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là con số mới thành lập, điểm sáng cần lưu ý hơn là những DN đã thành lập trước đây hiện đã mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong 6 tháng cuối năm 2015, có khoảng hơn 25 nghìn chi nhánh đại diện đượcmở mới, đây là con số đáng ghi nhận và rất đáng mừng.
Như vậy, nhìn vào những con số này chúng ta có thể thấy rằng sự chuyển biến của 6 tháng cuối năm sau khi Luật DN và Luật ĐT có hiệu lực so với 6 tháng đầu năm.
BNEWS: Cụ thể những chuyển biến đó là gì, đặc biệt là với những DN thành lập mới sau 1/7/2015?
Ông Phan Đức Hiếu: Đây là một vấn đề thú vị, nếu nhìn vào con số chúng ta chưa thể thấy được cụ thể số lượng tăng (một phần là nhờ tác động của Luật DN) nhưng chưa hẳn đã phải là do Luật DN quyết định.
Mục tiêu sửa đổi Luật DN lần này là nhằm phát triển DN một cách bền vững, giảm rủi ro trong kinh doanh và nâng cao quản trị. Theo quan sát của chúng tôi, trong 6 tháng cuối năm 2015, Luật DN đã có những tác động rõ rệt đến cộng đồng DN.
Mặc dù vậy, đó là những tác động bao gồm cả vui lẫn buồn. Theo tôi, tin vui ở chỗ cộng đồng DN đã có niềm tin đối với Luật mới. Trong quá trình tuyên truyền, phổ biến về Luật, chúng tôi, những người soạn thảo Luật, đã nhìn thấy trong họ một niềm tin, một tinh thần phấn khởi về những cải cách của Luật DN mang lại, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại nỗi buồn từ những bất đồng liên quan tới Luật DN. Điển hình, trong thời gian đầu thực hiện Luật, một số DN vẫn có thể bị từ chối giải quyết thủ tục với những lý do như: không có cơ sở pháp lý, chưa có hướng dẫn hay là hướng dẫn được ban hành chậm, việc thực hiện thủ tục cho doanh nghiệp cũng không thống nhất ở các địa phương…
Nhưng đánh giá chung, tôi vẫn nhìn thấy là cộng đồng DN có kỳ vọng và niềm tin đối với hai Luật mới này.
BNEWS: Quy định về con dấu được xem là cải cách lớn nhất của Luật DN 2014. Tuy nhiên, quyết định này đến nay vẫn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách về con dấu là một trong những chủ đề mà chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi và ý kiến phản hồi nhất của cộng đồng doanh nghiệp sau khi Luật DN có hiệu lực.
Tại sao phải cải cách con dấu? Xét về mặt hành chính, đây chỉ là cải cách thủ tục hành chính chuyển từ DN trước đây muốn làm dấu ở một chừng mực nào đó phải xin phép cơ quan công an, chịu sự quản lý chặt chẽ về việc sử dụng con dấu và các quy định của pháp luật. Với những cải cách mới thì nay DN đã được trao quyền tự chủ trong việc sử dụng con dấu.
Nhưng chúng tôi không chỉ nhằm cải cách thủ tục hành chính mà hướng tới mục tiêu cao hơn, đó là làm tăng cường sự an toàn cho những giao dịch thương mại. Từ trước đến nay, con dấu đã trở thành biểu tượng đảm bảo của các giao dịch nhưng trên thực tế đó không phải là thước đo sự an toàn của các giao dịch.
Sự an toàn đó nằm ở việc giữa các bên phải thể hiện được đúng ý chí của mình, không có sự lừa dối. Vì vậy, khi con dấu chưa cải cách, nhiều DN đã bỏ qua tất cả mọi việc, đôi khi người ta chỉ tin rằng giao dịch đó có được đóng dấu hay không và họ cho rằng giao dịch đã được đóng dấu là an toàn.
Sau khi con dấu được cải cách thì các bên sẽ phải giảm bớt niềm tin mà theo tôi là không có cơ sở rõ ràng, thay vào đó họ sẽ phải giám sát nhau chặt chẽ hơn, tìm hiểu đối tác kỹ càng hơn trong việc thiết lập các giao dịch. Từ đó cho thấy rằng các giao dịch có xu hướng an toàn hơn.
BNEWS: Liên quan tới danh mục điều kiện kinh doanh, theo ông các danh mục này đã được công bố công khai và rõ ràng hay chưa và có dễ dàng để các doanh nghiệp áp dụng hay không?
Ông Phan Đức Hiếu: Theo cá nhân tôi, cải cách về điều kiện kinh doanh là cải cách mang tính chất đột phá cao nhất đảm bảo quyền tự do kinh doanh.
Luật DN quy định, để cụ thể hóa nguyên tắc người dân được làm bất kể điều gì mà luật pháp không cấm. Chính phủ cần phải ban hành một cách công khai danh mục đâu là ngành nghề cấm và đâu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Luật DN và Luật ĐT 2014 đã làm được điều đó, công khai hóa và minh bạch hóa được hai danh mục rất quan trọng đó là những ngành nghề cấm kinh doanh và những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Danh mục ngành nghề kinh doanh hiện đã được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch & đầu tư và người dân có thể truy cập một cách dễ dàng.
Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại vướng mắc xung quanh một khía cạnh khác liên quan tới cải cách về quyền kinh doanh, đó là hạn chế việc tùy tiện ban hành những điều kiện kinh doanh áp đặt những chi phí không hợp lý và không cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp. Nội dung này hiện vẫn là thách thức lớn nhất của Luật DN.
Thực tế, đến nay việc rà soát, bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý có thể đánh giá là chưa đạt được nhiều kết quả và phải nói là chưa đạt được kết quả như mong muốn.
BNEWS: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện có tới hơn 2,300 điều kiện đang được quy định tại các văn bản ban hành không đúng thẩm quyền của các ngành nghề đầu tư kinh doanh quy định theo Luật ĐT, bao gồm cả các văn bản được ban hành trước và sau khi Luật ĐT có hiệu lực. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng và con số này?
Ông Phan Đức Hiếu: Con số 2,300 do nhóm chuyên gia của Bộ Kế hoạch & Đầu tư trong quá trình rà soát các điều kiện kinh doanh phát hiện ra. Không những vậy, chúng tôi còn tìm thấy 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đi kèm khoảng 5,800 các điều kiện kinh doanh. Trong đó có 2,800 những điều kiện kinh doanh ban hành trái quy định. Đây là con số rất lớn.
Theo quy định của Luật ĐT 2014, từ sau ngày 1/7/2015 tất cả các Bộ, ngành và UBND không được ban hành các điều kiện kinh doanh. Điều đó có nghĩa rằng những điều kiện kinh doanh khi áp đặt lên hoạt động kinh doanh phải được ban hành dưới hình thức tối thiểu là Nghị định hoặc là pháp lệnh hay cao hơn nữa là Luật.
Các điều kiện kinh doanh ban hành dưới hình thức Thông tư, quyết định của UBND và HĐND là những điều kiện kinh doanh ban hành trái thẩm quyền. Quy định này cho phép một năm ân hạn để các Bộ, ngành sửa đổi những điều kiện kinh doanh sai đã được ban hành trước ngày 1/7/2015.
Tuy nhiên, qua theo dõi trên thực tế, chúng tôi thấy một số Bộ vẫn tiếp tục ban hành những điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền. Đây thực sự là điều đáng lo ngại.
BNEWS: Còn những vướng mắc do phát sinh bất đồng giữa Luật ĐT và Luật chuyên ngành thì chúng ta sẽ giải quyết như thế nào?
Ông Phan Đức Hiếu: Không chỉ bất đồng giữa Luật ĐT và Luật chuyên ngành mà bản thân hai Luật mới cũng đang gặp một số trục trặc nhất định. Phản ánh mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ các địa phương và đặc biệt là từ các cơ quan đầu tư, cơ quan đăng ký kinh doanh đó là:
Theo hai Luật, thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tương đối tách bạch so với thủ tục về doanh nghiệp. Khi phối hợp thực hiện hai luật đó thì câu hỏi thường xuyên nhận được là thế thì thực hiện thủ tục nào trước. Thực hiện thủ tục đầu tư trước hay đăng ký kinh doanh trước.
Như vậy, trong một chừng mực nào đó, những cải cách của Luật DN và Luật ĐT chưa phát huy được tác dụng khi những Luật khác chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Nó cũng tạo ra những lực cản nhất định cho quá trình triển khai thực hiện đầy đủ các Luật.
BNEWS: Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành 4 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, 2 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và 3 Thông tư. Về mặt văn bản pháp lý, những Nghị định và thông tư hướng dẫn này đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hướng dẫn dành cho 2 Luật hay chưa?
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách của Luật DN và Luật ĐT lần này bao gồm cả việc thay đổi hình thức ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Thông thường, trên thực tế có xu hướng ban hành Luật rất không chi tiết, có thể gọi là Luật quy định các nguyên tắc chung, việc thực thi phụ thuộc vào các văn bản hướng dẫn thi hành, các Nghị định và Thông tư.
Ngay từ khi soạn thảo Luật DN và Luật ĐT mới, tinh thần đó đã được chúng tôi quán triệt lại. Chúng tôi cố gắng soạn thảo Luật Doanh nghiệp chi tiết tối đa có thể, để từ đó doanh nghiệp vận dụng được ngay Luật DN khi nó có hiệu lực thi hành, hạn chế tối đa việc ban hành văn bản hướng dẫn.
Cụ thể hóa nguyên tắc đó, Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật DNp cho đến nay có lẽ là Nghị định duy nhất nói rõ: Nghị định này chỉ hướng dẫn chi tiết thi hành 4 điều của Luật DN và điều đó có nghĩa rằng là các điều khoản khác sẽ được áp dụng trực tiếp. Có lẽ đây là điều mà các cơ quan nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp sẽ hết sức lưu ý.
BNEWS: Xin cám ơn ông.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vướng luật chuyên ngành, Luật Đầu tư vẫn gặp khó
07:10' - 18/01/2016
Bộ trưởng Bộ KHĐT: Chính phủ đã lập Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Những quy định nào mang tính cấm đoán quyền của người dân trái luật thì phải hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
18:51' - 23/11/2015
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục đầu tư cho các doanh nghiệp FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp ban hành 7 nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư năm 2014
09:01' - 13/10/2015
7 nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư năm 2014 sẽ được ban hành vào tháng 12/2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13'
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.