Lúa Thu Đông giá thấp nhưng nông dân vẫn có lãi
Những ngày qua, nhờ thành phố nới lỏng giãn cách xã hội và được ngành chức năng hỗ trợ nên việc thu hoạch diễn ra thuận lợi. Lúa tươi thu hoạch xong được thương lái thu mua ngay tại ruộng. Tuy giá lúa Thu Đông năm nay thấp hơn các vụ trước nhưng người dân vẫn có lãi, dù không được như mong muốn.
Những ngày cuối tháng 9, ở nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố như Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh… lúa Thu Đông đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, đây là vụ sản xuất thuận về thời tiết, dịch bệnh, sâu hại ít xuất hiện.Tuy nhiên, hiện giá lúa tươi bán tại ruộng ở mức thấp hơn so với vụ lúa Đông Xuân 2020-2021 và vụ Hè Thu vừa qua từ 600 - 1.000 đồng/kg. Dù vậy, nhờ lúa đạt năng suất nên sau khi trừ chi phí, người trồng lúa vẫn có lợi nhuận, mặc dù không nhiều như các vụ trước đây.
Theo ông Lê Văn Tần, 59 tuổi, ở phường Trường Lạc, quận Ô Môn (thành phố Cần Thơ), vụ lúa Thu Đông năm nay, ông làm giống OM 380 trên diện tích 1,3 ha. Khi lúa gần chín, thương lái đến đặt cọc mua với giá 4.600 đồng/kg.
Nếu so với vụ Thu Đông năm 2020, giá lúa vụ này giảm 800 đồng mỗi kg. Theo ông Tần, việc giãn cách xã hội do dịch COVID-19 không ảnh hưởng nhiều đến nông dân trồng lúa như ông. Lúa đến kỳ thu hoạch vẫn được thương lái thu mua.
“Giá lúa rẻ mà giá vật tư lại mắc nên năm nay tiền lời “mỏng” lắm, chừng 1 triệu đồng/công (1.000m2). Sau khi trừ hết chi phí cũng còn dư chút đỉnh nhưng không xứng với công sức mình bỏ ra”, ông Tần nói. Đến thời điểm này, người dân đã thu hoạch được khoảng 17.000 ha lúa Thu Đông, với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nếu so với vụ Hè Thu, thì vụ Thu Đông này cho năng suất cao hơn từ 0,2 - 0,4 tấn/ha. Do các địa phương có trồng lúa Thu Đông ở thành phố Cần Thơ đều đã được nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 nên việc thu hoạch lúa khá thuận lợi. Những này qua, chưa có tình trạng lúa ùn ứ, tồn đọng trên đồng. Sau khi thu hoạch xong, lúa tươi được vận chuyển xuống bờ sông, tại đây các thương lái sẽ vận chuyển đi tiêu thụ ngay sau đó. Theo ông Ngô Văn Việt, xã Định Môn, huyện Thới Lai (thành phố Cần Thơ), người có 3,5 công lúa Thu Đông vừa thu hoạch cách đây ít ngày, khi lúa sắp trổ thì thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 nên người dân rất hoang mang vì không biết ghe có đi mua lúa rồi máy gặt có vào đồng để cắt được hay không.Đến ngày lúa sắp chín, thấy có thương lái đi bỏ cọc, lúc đó ông Việt mới tạm yên tâm. “Cũng nhờ Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thương lái đi mua nên dù giá thấp mình vẫn bán được chứ nếu lúa chín mà không có ai mua thì khổ cho nông dân lắm”, ông Việt nói.
Trong khi đó, đối với những nông dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất như các biện pháp “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”, giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì năng suất vụ Thu Đông năm nay đạt khá cao, từ đó tiền lời cũng nhiều hơn. Ông Phan Thiện Khanh, xã Định Môn, huyện Thới Lai (thành phố Cần Thơ) có 1,7 ha sản xuất lúa. Vụ này, ông Khanh trồng giống OM 5451 – một trong những giống lúa chất lượng cao của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, đã có thương lái đến đặt tiền cọc với giá 5.100 đồng/kg, năng suất ước đạt ít nhất 5,7 tấn/ha.Theo ông Khanh, khó khăn nhất trong vụ Thu Đông này là giá vật tư nông nghiệp tăng cao, như phân Ure đã tăng hơn 200.000 đồng/bao so với cuối năm 2020. Cùng với đó, khi mới xuống giống do thời tiết ít mưa nên nông dân phải tốn nhiều chi phí cho bơm tưới hơn. Từ đó dẫn đến giá thành sản xuất cao những vụ trước.
Một điều may mắn theo nông dân này là khi cây lúa bước vào giai đoạn phát triển thì thời tiết thuận lợi cho đến cuối vụ nên năng suất đạt cao hơn cùng kỳ năm ngoái và thụ Hè Thu vừa qua, chỉ thấp hơn vụ Đông Xuân 2020 – 2021. “Với giá bán 5.100 đồng/kg, nếu tính trừ cả chi phí do giá vật liệu tăng thì tiền lời trên mỗi công lúa tôi vẫn còn 1,5 triệu đồng”, ông Khanh tiết lộ đồng thời cho biết, con số có thể nhiều hơn vì qua kinh nghiệm nhiều năm trồng lúa, ông có thể đoán tương đối chính xác năng suất mảnh ruộng của mình. Vụ lúa Thu Đông năm nay ở Cần Thơ bắt đầu thu hoạch trong bối cảnh thành phố vẫn còn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19. Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp để việc thu hoạch, tiêu thụ lúa Thu Đông được thuận lợi, vừa đảm bảo các biện pháp an toàn phòng chống dịch. Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết, từ tháng 7 và tháng 8, ngành nông nghiệp đã rà soát lại các chủ máy gặt và nhân công tham gia đội thu hoạch lúa để hỗ trợ tiêm vaccine, hỗ trợ việc lưu thông đi lại giữa các quận huyện. Đồng thời, rà soát lại các phương tiện ngoài thành phố để tạo điều kiện cho các đội thu hoạch ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp vào địa bàn Cần Thơ để hỗ trợ nông dân thu hoạch.Theo ông Nghiêm, nhằm đảm bảo đủ phương tiện máy gặt đập liên hợp, nhân công phục vụ thu hoạch lúa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã thống kê máy gặt lúa, lò sấy trên địa bàn để phân bổ, tổ chức thu hoạch lúa cho nông dân theo từng địa phương. Sở cũng đề nghị các quận, huyện tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện, thương lái, các đội vác lúa được di chuyển qua các địa bàn để tiện thu hoạch và mua lúa nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Xác định việc thu hoạch lúa Thu Đông 2021 rơi vào thời điểm dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên các địa phương đều chủ động xây dựng phương án hỗ trợ người nông dân thu hoạch lúa. Máy gặt đập liên hợp dễ dàng di chuyển qua lại giữa các cánh đồng, các thương lái và người lao động từ các địa phương khác đến thành phố Cần Thơ thu mua lúa đều được hỗ trợ nhưng phải đáp ứng các điều kiện an toàn trong phòng chống dịch, như có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 3 ngày và có đăng ký với UBND xã. Hiện giá lúa Thu Đông được thương lái thu mua tại ruộng từ 4200 – 4600 đồng/kg với giống OM 380, IR50404. Các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm như OM 5451, Đài Thơm 8 có giá từ 5.100 - 5.600 đồng/kg. Tuy giá thấp hơn các vụ trước nhưng do trúng mùa nên sau khi trừ chi phí, nông dân vẫn phấn khởi dù tiền lời không nhiều, trung bình từ 1-1,5 triệu đồng/công. Ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ cũng khuyến khích nông dân có điều kiện nên phơi, sấy, dự trữ lúa chờ tăng giá để có lợi nhuận cao hơn./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có xướng tăng
19:06' - 25/09/2021
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xướng tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp lúa gạo vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay
21:52' - 21/09/2021
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn vay không có tài sản bảo đảm.
-
Kinh tế & Xã hội
Các địa phương tháo gỡ khó khăn trong thu hoạch, vận chuyển lúa
19:06' - 20/09/2021
Các địa phương đã thành lập các tổ đội sản xuất, điều phối máy gặt đập có thể di chuyển thu hoạch lúa giữa các địa phương khá thuận lợi.
-
Hàng hoá
Giá lúa gạo hôm nay 17/9: Gạo nguyên liệu và thành phẩm tăng nhẹ
14:21' - 17/09/2021
Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay 17/9 tăng nhẹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hỗ trợ lúa giống cho nông dân ĐBSCL sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022
14:22' - 15/09/2021
Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ hỗ trợ giống và kinh phí mua lúa giống cho bà con.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.