Luật An ninh mạng thiết lập cơ chế bảo vệ người dùng khi xảy ra sự cố
Trao đổi với phóng viên sáng 13/6, ông Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chỉ rõ, mục tiêu lớn nhất của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua là xây dựng không gian mạng lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cơ quan trong và ngoài nước.
Vì vậy, trong Luật có nhiều quy định tập trung vào hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi xâm phạm không gian mạng nhằm mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng cho biết, trong quá trình thẩm tra, Ủy ban rất quan tâm đến việc làm thế nào thiết lập cơ chế pháp lý, bên cạnh Luật An toàn thông tin mạng, để xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh, là cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng. Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng khẳng định: Khi Luật ra đời, không có việc kiểm tra, kiểm soát các hệ thống thông tin trên không gian mạng. Luật chỉ tập trung vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.Đó là hệ thống thông tin quan trọng về quân sự, quốc phòng, an ninh, đảm bảo hoạt động điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành trên lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội.
“Đây là vấn đề được dư luận rất quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều. Một số diễn đàn trên mạng và trong dư luận nhân dân còn nhầm lẫn về chuyện dự án luật này khi được Quốc hội thông qua sẽ xâm phạm quyền tự do của cá nhân, tổ chức, của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thanh Hồng nêu.
Đối với vấn đề đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh, Luật An ninh mạng khi được thông qua không còn quy định này. Bên cạnh đó, việc quy định đặt máy chủ và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam không phải lần đầu tiên được quy định trong Luật này.Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải “có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng”.
Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cử tri, tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, dự thảo Luật đã bỏ quy định đặt máy chủ tại Việt Nam.
Về việc lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng đánh giá, quy định này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.Dẫn chứng việc thời gian qua, Facebook đã cung cấp cho Công ty Cambridge Analytica dữ liệu của 87 triệu người dùng, trong đó có gần 500 nghìn dữ liệu người dùng tại Việt Nam để phục vụ mục đích chính trị, ông Nguyễn Thanh Hồng chỉ rõ cần có giải pháp phòng ngừa nhằm tránh việc một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, sử dụng thông tin của cá nhân nhằm mục đích không hợp pháp, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Có ý kiến cho rằng việc thực hiện Luật An ninh mạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông Nguyễn Thanh Hồng cho rằng, nhận định này không chính xác.Mục tiêu của Luật là phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, có giải pháp phòng ngừa việc xâm nhập tấn công vào các hệ thống thông tin của Nhà nước, doanh nghiệp, thậm chí thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội.
Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân nước ngoài tấn công vào hệ thống mạng lan truyền chương trình virus độc, chiếm giữ dữ liệu của cá nhân, tổ chức, yêu cầu cá nhân tổ chức trả tiền mới khôi phục lại các dữ liệu.
“Đây là minh họa rõ ràng cho thấy, Luật An ninh mạng ra đời góp phần bảo đảm sự an toàn cho các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, thiết lập cơ chế bảo vệ người dùng khi có sự cố xảy ra”, ông Nguyễn Thanh Hồng nêu./.
Xem thêm:>>>Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư
>>>Hôm nay 13/6, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
19:15' - 12/06/2018
Sáng 12/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua hai dự thảo Nghị quyết và ba dự thảo Luật.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tự chủ đại học gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình
18:40' - 12/06/2018
Chiều 12/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua 3 dự thảo Luật
13:08' - 12/06/2018
Sáng 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 dự thảo: Luật An ninh mạng, Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng 12/6: Quốc hội biểu quyết thông qua hai dự thảo Nghị quyết và ba dự thảo Luật
06:59' - 12/06/2018
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, sáng 12/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua hai dự thảo Nghị quyết và ba dự thảo Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 17 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
21:16' - 11/06/2018
Ngày 11/6/2018, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.