Luật Lâm nghiệp mang lại hiệu quả cho chủ rừng và những người bảo vệ rừng
Ngày 15/11, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Lâm nghiệp.
Chia sẻ về những điểm mới của Luật Lâm nghiệp so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn.
Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết những điểm mới quan trọng nhất của Luật Lâm nghiệp so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng?
Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Luật Lâm nghiệp là luật mới, dựa trên cơ sở kế thừa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Luật Lâm nghiệp đã thể chế hóa được 3 chủ trương lớn của các nghị quyết: Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đó, khẳng định lâm nghiệp là một ngành kinh tế - xã hội vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, vừa phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu với đòi hỏi phải quản lý bền vững. Luật Lâm nghiệp đã thể chế theo Hiến pháp 2013. Hiến pháp 1992 quy định rừng núi thuộc sở toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý.Hiến pháp 2013 đã nêu rõ, chỉ có tài nguyên rừng sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.
Còn lại rừng được hình thành từ các tổ chức, cá nhân thì ai là người đầu tư thì sẽ là chủ sở hữu của rừng. Từ thể chế này, những chế định từ quản lý, các chính sách cho chủ rừng sẽ khác.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng chỉ quy định đến hình thành rừng, tức là từ quản lý đến bảo vệ, phát triển rừng.Còn Luật Lâm nghiệp mở rộng đến chế biến và thương mại, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế. Như vậy, rõ ràng lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội có liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp: quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
Đây cũng chính là cụ thể chiến lược xây dựng nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập.
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng quan tâm là Luật Lâm nghiệp có làm giảm vai trò, ý nghĩa bảo vệ và phát triển rừng trong quản lý, bảo vệ rừng hay không?. Phát triển kinh tế có làm nhẹ vai trò bảo vệ, phát triển rừng hay không? Tôi khẳng định Luật Lâm nghiệp có mở rộng, nhưng nội hàm bảo vệ rừng không giảm.Tất cả các nội dung, các chế định trong bảo vệ rừng của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đều được kế thừa, đặc biệt còn làm sâu sắc hơn yếu tố bền vững.
Phóng viên: Luật Lâm nghiệp được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích thế nào đối với người làm nghề rừng? Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Chúng tôi kỳ vọng Luật sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho chủ rừng và những người bảo vệ rừng.Quyền và nghĩa vụ của từng loại chủ rừng được quy định rất cụ thể, mở rộng quyền sở hữu với người có công sức, đầu tư vào rừng.
Luật Lâm nghiệp có quy định rất mới về dịch vụ môi trường. Không phải chặt gỗ, khai thác lâm sản, những người dân làm nghề rừng vẫn có nguồn thu.Như vậy đã luật hóa Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Luật cũng mở rộng thêm các loại dịch vụ từ môi trường rừng như tín chỉ các bon. Về lâu dài, đây là nguồn tài chính ổn định và không kém so với lâm sản. Năm nay, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng sẽ đạt 1.650 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên. Năm 2018, dự kiến sẽ thu khoảng 2.000 tỷ đồng, kéo theo sẽ tăng nguồn thu cho người làm nghề rừng. Luật Lâm nghiệp cũng quy định quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng bền vững.Khi chúng ta thực hiện được chứng chỉ rừng bền vững có nghĩa là đã xác nhận việc bảo vệ và phát triển rừng ổn định, lâu dài, tạo được niềm tin thị trường, thương hiệu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam.
Phóng viên: Những điểm mới trong tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp theo Luật Lâm nghiệp là gì? Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Lâm nghiệp là ngành kinh tế đặc thù, gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng.Bởi vậy, Luật đã quy định khung về cơ quan có chức năng tham mưu quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp và tổ chức kiểm lâm.
Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. Quy định như vậy sẽ linh hoạt và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động lâm nghiệp. Đối với kiểm lâm, bổ sung quy định cụ thể hơn trong Luật về một số cơ chế, chính sách; đồng thời thêm thẩm quyền để bảo đảm hành lang pháp lý cần thiết cho lực lượng kiểm lâm tổ chức hoạt động bảo vệ rừng, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng một cách hiệu quả./. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng! Xem thêm:>>>Quốc hội Thông qua dự án Luật Lâm nghiệp
>>>Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý dứt điểm việc lấn chiếm, tranh chấp đất đai ở các công ty nông, lâm nghiệp
12:11' - 12/11/2017
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, các địa phương, doanh nghiệp đã tích cực tổ chức xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ sẽ đề nghị kiểm toán toàn diện hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp
16:00' - 28/10/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ sẽ đề nghị kiểm toán toàn diện hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
72 hộ dân bị thu hồi đất giao nhận khoán lâm nghiệp đã chấp thuận nhận tiền bồi thường
16:49' - 25/10/2017
Đến thời điểm này, 72 trong số 130 hộ dân ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh bị thu hồi đất lâm nghiệp nhận khoán đã nhận tiền bồi thường theo phương án được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên vẫn chưa được kiểm soát
14:43' - 17/10/2017
Theo Chi cục Kiểm lâm vùng IV, hiện nay, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép ở Tây Nguyên vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát, ngăn chặn triệt để.
-
Đời sống
Chàng trai Lai Châu - Thủ khoa "kép” của Đại học Lâm nghiệp
08:44' - 13/10/2017
Chàng trai 22 tuổi Nguyễn Đức Quỳnh đến từ Khoa Quản lý tài nguyên và môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp vừa trở thành thủ khoa "kép” duy nhất trong năm 2017 của thành phố Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...