Lượng cổ tức chi trả trên toàn cầu giảm mạnh do COVID-19
Theo một nghiên cứu mới đây của công ty quản lý tài sản Janus Henderson, lượng cổ tức trên toàn cầu đã giảm mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với mức giảm 12,2% xuống còn 1.260 tỷ USD.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế công lan rộng trên toàn thế giới, dẫn đến tình trạng phong tỏa và hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, lượng cổ tức bị cắt giảm và hủy chi trả đã lên đến 220 tỷ USD từ quý II-IV/2020, theo chỉ số cổ tức toàn cầu của Janus Henderson.
Cùng kỳ, lượng cổ tức đã được chi trả đạt 965,2 tỷ USD. Janus Henderson thường phân tích lượng cổ tức được chi trả bởi 1.200 công ty lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường.
Lượng cổ tức bị cắt giảm mạnh nhất tại Anh và châu Âu, khi hai khu vực này chiếm tổng cộng hơn một nửa lượng cổ tức cắt giảm trên toàn cầu, chủ yếu là vì các cơ quan quản lý đã tăng cường hạn chế việc chi trả cổ tức trong ngành ngân hàng.
Trái lại, việc chi trả cổ tức lại khá ổn định ở Mỹ, với lượng cổ tức tăng 2,6% trong năm 2020, phần lớn là vì các công ty có thể bảo toàn được lượng tiền và bảo vệ cổ tức của mình bằng cách ngừng hoặc giảm mua lại cổ phần, và vì giới quản lý “nới tay” hơn với các ngân hàng.
Ngoài ra, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Thụy Sỹ cùng với Canada là những nước có tình hình chi trả cổ tức khả quan nhất.
Về lĩnh vực, các ngân hàng chiếm đến 1/3 giá trị cổ tức bị cắt giảm trên toàn cầu, với gần 54 triệu USD bị cắt giảm và 34 triệu USD bị hủy chi trả, cao gấp hơn ba lần lĩnh vực bị ảnh hưởng thứ hai là các công ty sản xuất dầu, với hơn 24 triệu USD cổ tức bị cắt giảm và hủy.
Các ngân hàng ở Anh và Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) đang tạm thời bị cấm chi trả cổ tức cho cổ đông kể từ tháng Ba năm ngoái trước lo ngại rằng các ngân hàng có thể bị cạn vốn khi cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 kéo dài.
Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) hồi tháng 12/2020 cho biết các ngân hàng có thể tiếp tục chi trả cổ tức một cách có giới hạn. Ban giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hồi tháng Ba năm ngoái cũng yêu cầu các ngân hàng trong khu vực này tránh chi trả cổ tức cho cổ đông đến tháng 9/2021.
Bước sang năm 2021, với sự ra mắt các loại vaccine ngừa COVID-19 và những dự đoán ngày càng gia tăng rằng các nền kinh tế nhìn chung có thể mở cửa trở lại vào mùa Hè, Janus Henderson dự đoán lượng cổ tức chi trả sẽ tiếp tục giảm trong quý I, dù mức giảm có thể sẽ thấp hơn so với giai đoạn quý II-IV/2020.
Janus Henderson lưu ý triển vọng cho cả năm nay vẫn rất khó đoán định. Theo công ty này, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, dù sự xuất hiện của nhiều loại vaccine đã đem lại nhiều kỳ vọng.
Quan trọng là ngành ngân hàng ở nhiều nước sẽ nối lại hoạt động chi trả cổ tức, nhưng lượng cổ tức chi trả ở châu Âu và Anh sẽ không thể lên gần các mức của năm 2019. Janus Henderson dự đoán trong trường hợp khả quan nhất, lượng cổ tức chi trả trong năm 2021 sẽ tăng 5% lên tổng cộng 1.320 tỷ USD./.
>>Barclays nối lại việc chia cổ tức sau một năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Pfizer ước tính doanh thu từ vaccine đạt 15 tỷ USD
17:33' - 03/02/2021
Ngày 2/2 Pfizer thông báo doanh số bán vaccine ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech có thể đạt tới 15 tỷ USD trong năm 2021 và sẽ tăng cao hơn nếu Pfizer ký hợp đồng cung cấp bổ sung.
-
Doanh nghiệp
Doanh thu ròng của Visa cao hơn so với ước tính
16:22' - 29/01/2021
Theo dữ liệu từ Refinitiv, Visa đã báo cáo doanh thu ròng là 1,42 USD/cổ phiếu loại A trong quý kết thúc vào ngày 31/12, cao hơn so với ước tính của các nhà phân tích là 1,28 USD/cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Samsung Electronics thông báo kế hoạch chi trả cổ tức đặc biệt
07:49' - 29/01/2021
Samsung Electronics cho biết sẽ trả cổ tức một lần đặc biệt bằng tiền mặt cho các cổ đông, ngoài khoản chi trả định kỳ và cao hơn hơn khoản này bốn lần.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tân Tổng giám đốc WTO chia sẻ những ưu tiên chính sách
07:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 1/3 đã tổ chức phiên họp Đại hội đồng và cũng là ngày đầu tiên bà Ngozi Okonjo-Iweala chính thức nhậm chức Tổng giám đốc WTO.
-
Tài chính
Nga muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD
16:11' - 02/03/2021
Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, bà Valentina Matvienko ngày 2/3 cho rằng nền kinh tế Nga cần giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
-
Tài chính
Mỹ viện trợ quân sự 125 triệu USD cho Ukraine
12:19' - 02/03/2021
Ngày 1/3, Mỹ đã công bố một gói việc trợ quân sự trị giá 125 triệu USD cho Ukraine và một khoản tiền dự phòng khác 150 triệu USD để giúp nước này thúc đẩy cải cách quốc phòng.
-
Tài chính
Quy định cơ chế tài chính đặc thù của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
06:40' - 02/03/2021
Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động thường xuyên của Trường được tính toán căn cứ mức thu học phí, giá dịch vụ đào tạo và tổng quy mô đào tạo hàng năm của Trường.
-
Tài chính
Bộ Tài chính tiếp tục gia hạn nộp thuế với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19
20:50' - 01/03/2021
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính cho biết tiếp tục gia hạn nộp thuế đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh năm 2021.
-
Tài chính
Đầu tư của Trung Quốc vào Australia giảm gần 2/3 trong năm 2020
08:44' - 01/03/2021
Đầu tư của Trung Quốc vào Australia đã giảm gần 2/3 trong năm 2020, xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD do tác động của đại dịch COVID-19 và những diễn biến căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước.
-
Tài chính
Hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
18:40' - 28/02/2021
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, trong đó nêu rõ các điều kiện đại lý thuế không đáp ứng sẽ bị đình chỉ kinh doanh.
-
Tài chính
Mexico: Dòng vốn FDI sụt giảm gần 12% vì COVID-19
09:22' - 28/02/2021
Thống kê cho thấy, tổng vốn FDI năm 2020 đổ vào Mexico đến từ 3.334 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 2.725 công ty có hợp đồng ủy thác và 10 nhà đầu tư pháp nhân nước ngoài.
-
Tài chính
Những quốc gia có mức lương tối thiểu thấp nhất thế giới
08:34' - 27/02/2021
Theo tạp chí trực tuyến The Monthly, Liban xếp trong số 10 quốc gia có mức lương tối thiểu thấp nhất thế giới sau sự sụt giảm mạnh của đồng nội tệ (LBP) so với đồng USD.