Luồng gió mới cho thương mại tự do toàn cầu
Việc Australia mới đây trở thành quốc gia thứ sáu phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với sự tham gia của 11 nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một diễn biến quan trọng, chính thức "hồi sinh" một thỏa thuận thương mại từng được coi là tham vọng nhất thế giới.
Với việc có đủ sáu nước thành viên phê chuẩn, cánh cửa để CPTPP chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay đã rộng mở.
Kỳ vọng về xung lực mớiTheo giới chuyên gia, CPTPP được chính thức ký kết sẽ tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao đời sống của người dân. CPTPP cũng phát đi một thông điệp mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại, là minh chứng rằng một nền kinh tế mở sẽ đem lại lợi ích cho các nước thành viên.
Cách đây hơn 2 năm, văn kiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, tiền thân của CPTPP) hoàn tất khâu đàm phán vào tháng 2/2016. TPP khi ấy được chào đón nồng nhiệt như "bản lề cho một trật tự thương mại mới", vạch ra một bộ tiêu chuẩn mới cho các Hiệp định tự do thương mại, dám đi vào những vấn đề gai góc nhất mà các Hiệp định từ trước tới nay chưa từng đề cập.
Tuy vậy, niềm hân hoan dần được thay thế bằng không khí lo lắng bao trùm khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với một chiến dịch tranh cử "ít thiện cảm với TPP" và ngày 24/1/2017 đã đặt bút ký vào sắc lệnh đưa Mỹ ra khỏi TPP.
Với quyết tâm theo đuổi Hiệp định tới cùng, 11 thành viên còn lại của TPP lập tức ngồi vào bàn đàm phán để cứu vãn thỏa thuận. Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP còn lại ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP.Sau quá trình đàm phán, tháng 3/2018, văn kiện nội dung CPTPP được 11 nước ký kết thông qua đi kèm với quy định Hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày kể từ khi được sáu quốc gia thành viên phê chuẩn. Sáu quốc gia hiện đã phê chuẩn Hiệp định là New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore và Australia.
CPTPP được giới quan sát đánh giá là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ thương mại hiện nay trên thế giới. Với tên gọi trước đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), CPTPP đã được 11 nước thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3/2018 tại Chile sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này. Theo số liệu thống kê được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào năm 2017, quy mô tổng dân số của các nước thành viên CPTPP là 505 triệu người, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 10.570 tỷ USD, chiếm 13,1% tổng lượng kinh tế thế giới.Hơn nữa, toàn bộ thành viên tham gia Hiệp định này đều đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương có sức sống kinh tế và tiềm lực phát triển dồi dào. Trong đó, CPTPP vừa có các nền kinh tế phát triển lớn và mạnh như Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand mở cửa kinh tế ở mức cao, vừa có các nền kinh tế mới nổi có nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá tốt như Chile, Malaysia, Mexico, Việt Nam…
Sau khi Australia thông báo là nước thứ 6 phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand David Parker cho biết, CPTPP là một "điểm sáng" hiếm hoi của thương mại thế giới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang gia tăng. Theo ông David Parker, các nước thành viên CPTPP sẽ tiến hành đợt cắt giảm thuế đầu tiên vào ngày 30/12/2018 và đợt thứ hai vào ngày 1/1/2019.
Ông Parker nêu rõ việc Australia phê chuẩn CPTPP đã khởi động giai đoạn 60 ngày để Hiệp định này có hiệu lực và các nước thành viên thực hiện đợt cắt giảm thuế quan đầu tiên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của CPTPP đã gia tăng trong những tháng gần đây trước “sự leo thang của các biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giới”. Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho rằng trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng trên toàn cầu thì tầm quan trọng của các quy định thương mại tự do và công bằng đang ngày càng lớn hơn. Theo ông Motegi, các quan chức Nhật Bản và các nước khác đã đánh giá CPTPP là câu trả lời cho “bài toán” chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang leo thang trên thế giới. Cơ hội rộng mở Theo báo cáo gần đây của Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), bảo hộ thương mại gia tăng sẽ khiến nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển chậm lại.Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì các nước đang phát triển có thể tăng thu ngân sách và đưa hàng triệu người thoát khỏi cành nghèo.
Không cần có Mỹ, CPTPP vẫn đủ sức tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, trải dài cả ba châu lục Á, Mỹ và Đại Dương với thị trường lên tới 463 triệu dân và GDP vào khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu. Hiệp định này được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên. Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á, Tiến sĩ Deborah Elms, khẳng định ngay cả khi không có Mỹ, CPTPP vẫn là "Hiệp định thương mại quan trọng nhất được ký kết trong 20 năm qua". CPTPP cho phép xóa bỏ các hàng rào với dòng chảy tự do hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư trong khu vực, không chỉ mang lại lợi ích cho các nước thành viên mà còn tạo động lực mới cho sự hợp tác và liên kết kinh tế-thương mại của khu vực.CPTPP là công cụ hiện hữu để các nước thành viên thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực, đồng thời tạo ra cho các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương những cơ hội lớn để tiếp tục dẫn dắt nhịp độ tăng trưởng kinh tế-thương mại toàn cầu.
Hiệp định này không chỉ nhắm tới các vấn đề thương mại và thị trường mà cả vấn đề pháp lý và thể chế, đòi hỏi cải cách, đổi mới trong quan điểm về thương mại cũng như vấn đề pháp lý và hành chính, tạo động lực tích cực cho sự phát triển cả về kinh tế và xã hội.
Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson dự báo CPTPP sẽ giúp các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam tăng trưởng thêm hơn 2% GDP vào năm 2030. New Zealand, Nhật Bản, Canada, Mexico, Chile và Australia cũng sẽ tăng khoảng 1% GDP nhờ CPTPP. Còn số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và quy mô tiếp nhận cũng như đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của 11 quốc gia ký CPTPP lần lượt chiếm 28,7% và 34,8% trong tổng giá trị của thế giới. Tổng lượng kinh tế lớn, quy mô ngoại thương và đầu tư lớn khiến sức lan tỏa kinh tế của CPTPP khá mạnh. Thủ tướng Australia Scott Morrison nhấn mạnh CPTPP "là một trong những thỏa thuận toàn diện và tham vọng nhất" trong lịch sử gần đây của nước này. Thỏa thuận này sẽ giúp các doanh nghiệp Australia tăng trưởng và mỗi năm đóng góp tới 15,6 tỷ đôla Australia (tương đương 11,1 tỷ USD) cho nền kinh tế quốc gia vào năm 2030. Trong khi đó, Chính phủ New Zealand dự kiến CPTPP sẽ thúc đẩy nền kinh tế của quốc đảo này lên khoảng 1,2 tỷ đôla NZ (khoảng 881,40 triệu USD) đến 4 tỷ đôla NZ mỗi năm. Peru cũng được nhận định sẽ là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ CPTPP, trong khi tại Canada, ngành công nghiệp và các nhà sản xuất nông nghiệp được dự báo sẽ thắng lớn khi CPTPP được thực thi. Những lợi ích mà CPTPP mang lại đã tạo hấp lực mạnh với các nền kinh tế khác trong khu vực. Indonesia, Hàn Quốc, Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và mới đây nhất là Thái Lan đã cân nhắc khả năng gia nhập CPTPP. Ngoài ra, Vương quốc Anh cũng đã nhiều lần thể hiện muốn tham gia Hiệp định sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Chính sự hấp dẫn đó cũng đang góp phần mở ra khả năng Mỹ quay trở lại CPTPP. Trong khi đó, Canada West Foundation, tổ chức tư vấn có trụ sở ở thành phố Calgary của Canada, mới đây đã nhận định rằng CPTPP đã đến “đúng thời điểm” để các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Canada có thể tận dụng lợi thế tại các thị trường chủ chốt ở châu Á, đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ - một đối tác ngày càng khó tính và khó đoán định. Theo Canada West Foundation, CPTPP đem đến một số lợi thế cho các doanh nghiệp Canada. Thứ nhất, Mỹ không tham gia hiệp định nên các doanh nghiệp Canada sẽ không phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh vốn đã “quen thuộc” này.Các doanh nghiệp Canada có khả năng tiết kiệm tới hơn 400 triệu USD tiền thuế quan mỗi năm và có lợi thế để chiếm thị phần của các doanh nghiệp không nằm trong CPTPP.
Ngoài việc cắt giảm thuế quan, CPTPP tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ giao thương dễ dàng hơn, như tiến trình thông quan hàng hóa thuận tiện, việc điều chuyển nhân sự đến và đi từ Canada sẽ đơn giản hơn và bảo vệ tốt hơn các giao dịch thương mại, cũng như vấn đề bản quyền trí tuệ.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động
09:11' - 16/11/2018
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cho rằng việc gia nhập CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm cho người lao động...
-
Doanh nghiệp
Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có sự chuẩn bị tốt cho CPTPP
15:44' - 13/11/2018
Tiến sỹ Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cho biết khối doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như chưa có kế hoạch và chiến lược cụ thể để chuẩn bị cho CPTPP.
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP có phải là “trái ngọt” với Canada?
05:30' - 13/11/2018
Theo ví von của giới phân tích, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố “ám sát” TPP – tiền thân của CPTPP, nhưng hiệp định này vẫn “hiên ngang tồn tại”.
-
Kinh tế Việt Nam
Lợi ích và lợi thế từ CPTPP
20:23' - 12/11/2018
Ngày 12/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.