Lượng tro, xỉ tồn đọng từ các nhà máy nhiệt điện vẫn gia tăng
Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), năm 2017, lượng tro, xỉ phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện trong cả nước lên tới 12,2 triệu tấn, trong khi chỉ mới xử lý được 4 triệu tấn, nên lượng tồn kho hiện lên đến 25,2 triệu tấn.
Đặc biệt, căn cứ vào Tổng sơ đồ Điện VII điều chỉnh đến năm 2030, sẽ có 46 nhà máy nhiệt điện than đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế đạt 41.500 MW. Do đó trong vài năm tới, nếu không có giải pháp giải quyết đồng bộ, nguy cơ lượng tro, xỉ gia tăng tới mức không còn chỗ để chứa. Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Phạm Trọng Thực phân tích: Nhiệt điện là một trong những ngành phát sinh chất thải lớn. Trung bình để sản xuất ra 1kWh điện sử dụng nhiên liệu than cám sẽ thải ra từ 0,9-1,5 kg tro, xỉ.Như vậy lượng tro, xỉ phát sinh hàng năm từ 23 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành thải ra khoảng 12,2 triệu tấn.
Trong đó chủ yếu tập trung tại khu vực miền Bắc (chiếm 60%), miền Trung (chiếm 21%) và miền Nam (chiếm 19%). Vì vậy, cần phải đánh giá chính xác về nguy cơ này để có một chính sách toàn diện, hiệu quả cho việc quản lý, vận chuyển và xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện.
Dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có chủ trương sử dụng tro, xỉ để sản xuất xi măng, vật liệu không nung và phối liệu với các nguyên liệu khác sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng lượng tro, xỉ ngày càng tăng nhanh vì quá trình sản xuất còn nhiều vướng mắc và sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ.Nguyên nhân trước hết là đa số người dân và doanh nghiệp xây dựng chưa tin tưởng vào chất lượng gạch không nung từ tro, xỉ.
Mặt khác, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa tro bay và bụi lò hơi có dầu từ các nhà máy nhiệt điện than vào danh mục chất thải nguy hại. Quy định này làm các nhà máy phải tốn kém kinh phí phân tích thành phần tro, xỉ.
Đồng thời hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho xử lý, sử dụng tro, xỉ trong sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng còn thiếu, trong khi nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chưa phù hợp với thực tế cung cấp, vận chuyển, sử dụng tro, xỉ hiện nay.
Chẳng hạn như tại Công ty Nhiệt điện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, trung bình mỗi năm Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê thải ra khoảng 650.000 tấn tro, xỉ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 17% lượng tro, xỉ của nhà máy này được sử dụng sản xuất vật liệu không nung và làm phụ gia xi măng. Hiện tại, nhiều địa phương có nhu cầu san lấp mặt bằng rất lớn, trong khi đất, đá, nhất là cát ngày càng khan hiếm nên các Bộ, ngành chức năng cần sớm có quy định tiêu chuẩn về việc dùng tro, xỉ nhiệt điện để làm vật liệu san lấp mặt bằng. Phó Giáo sư Tiến sĩ Bạch Đình Thiên, Viện Nghiên cứu ứng dụng vật liệu xây dựng nhiệt đới khẳng định, nếu xử lý tốt tro, xỉ, hàng năm nước ta có thể tiết kiệm hàng chục triệu tấn khoáng sản, hàng trăm héc-ta làm bãi chứa và đặc biệt là xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường chất thải rắn từ nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 13/2017/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình vốn nhà nước, có hiệu lực thi hành từ 1/2/2018.Cụ thể là các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn Nhà nước lớn hơn 30% tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung.
Đối với các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ và vùng Đông Nam bộ, các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%...
Đặc biệt ngày 7/3/2018 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ bàn giải pháp xử lý, chế biến tro, xỉ và tháo gỡ khó khăn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình quản lý, sử dụng và tiêu thụ tro, xỉ./.>>> Đánh giá tác động môi trường khi xây dựng nhà máy nhiệt điện than
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra việc nghiệm thu đưa vào sử dụng Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
17:19' - 19/04/2018
Đây là Nhà máy Nhiệt điện đốt than có tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, gồm 2 tổ máy có cấu hình 1 lò hơi đốt than phun và 1 tua bin ngưng hơi truyền thống kèm máy phát, thông số hơi trên tới hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát, đảm bảo môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận
20:33' - 25/02/2018
Việc ô nhiễm môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân luôn là vấn đề gây bức xúc, đòi hỏi phải có hướng giải quyết triệt để.
-
Chuyển động DN
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đóng điện thành công sân phân phối 220 KV
19:59' - 07/02/2018
Ngày 7/2, tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) các đơn vị đã tổ chức thực hiện thành công việc đóng điện sân phân phối 220kV trong khu vực nhà máy.
-
Doanh nghiệp
Giải bài toán khó Nhiệt điện Thái Bình 2
11:44' - 18/01/2018
Theo Trưởng Ban quản lý dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 Nguyễn Thành Hưởng, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đang gặp khó khăn về tài chính, nhất là vấn đề giải ngân vốn vay trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.