Lý do khiến kinh tế Nga khó đạt mục tiêu tăng trưởng 2%
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế còn đưa ra một số tín hiệu khẳng định rằng sẽ xảy ra sự suy thoái. Mặc dù số liệu kinh tế tích cực diễn ra trong tháng 1/2018, nhưng các chuyên gia đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Nga đến năm 2022 với nhận định rằng có khả năng trong năm nay kinh tế Nga sẽ lặp lại tình hình của năm 2017, khi mức tăng trưởng trong tháng Một năm ngoái biến chuyển thành một sự suy giảm.
Mặc dù các dự báo đồng thuận cho năm nay và năm sau vẫn không thay đổi, nhưng các nhà kinh tế đang cảm nhận được sự suy thoái.
Trưởng Trung tâm phân tích các chương trình xã hội và rủi ro thuộc Viện chính trị xã hội của Trường kinh tế cao cấp Sergey Smirnov đã viết trong một bản báo cáo rằng: “Nếu chú ý tới các dự báo đồng thuận thì hiện mức tăng trưởng 2% sẽ khó có thể nhìn thấy được, thậm chí trong triển vọng 7 năm tới đây.
Điều này có nghĩa là vị trí của Nga trong nền kinh tế toàn cầu sẽ liên tiếp xấu đi trong một thời gian khá dài sắp tới”.
Cuộc khảo sát của Trường kinh tế cao cấp về tầm nhìn kinh tế Nga trong giai đoạn 2018-2019 và đến năm 2024 có sự tham gia của 26 chuyên gia đầu ngành của Nga và nhiều quốc gia khác, theo đó cho rằng trong vài năm tới, tăng trưởng GDP của Nga sẽ thấp hơn con số dự báo chính thức, và từ nay cho tới năm 2022, các kỳ vọng đều trở nên xấu đi.
Nhìn chung, dự báo đồng thuận của các chuyên gia đang cho thấy mức tăng trưởng GDP thực tế trong năm 2018 sẽ là 1,7%, năm 2019-2020 sẽ ở mức 1,6%, năm 2021 ở mức 1,8%, và đến năm 2022 lại một lần nữa rơi xuống mức 1,6% (trước đó các dự báo đưa ra là ở mức 2%).
Trong khi đó, theo dự báo chính thức của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, tăng trưởng GDP trong những năm tới sẽ cao hơn mức 2%. Năm 2018, con số này sẽ là 2,1%, sang năm 2019 sẽ là 2,2% và năm 2020 sẽ là 2,3%.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Maksim Oreshkin phát biểu hôm 22/2 tai cuộc gặp với Đại diện Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản rằng “các số liệu mới nhất trong tháng 1/2018 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Nga ở mức 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường nội địa và nhu cầu đã quay trở lại với sự tăng trưởng ổn định”.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê Nga Rosstat, một vài chỉ số quan trọng là sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, kim ngạch bán lẻ, tiền lương đã tăng 2% so với hồi tháng 1/2017. Lĩnh vực sản xuất đã tăng 4,7%. Điều này đảm bảo sự phát triển chung ngành công nghiệp ở mức 2,9%.
Bộ Phát triển Kinh tế cho biết thêm: “Tốc độ tăng trưởng trung bình trong ngành sản xuất, loại trừ các ảnh hưởng của các yếu tố địa phương, thì trong tháng 1/2018 được đánh giá ở mức 2%”.
Sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên các ngành chủ yếu là sản xuất thực phẩm, công nghiệp hoá chất, công nghiệp nhẹ, chế biến gỗ.
Theo Giám đốc bộ phận phân tích của Loko-Invest Kirill Tremasov, tháng Giêng quả thật có những chỉ số kinh tế khá tích cực, nhưng để đưa ra kết luận cho cả năm thì là rất khó. Năm nay có thể sẽ lặp lại tình hình của năm ngoái, khi mà mới đầu năm thì có tốc độ tăng trưởng nhẹ, nhưng đến cuối năm thì như tất cả đều rõ, nhu cầu gần như không có.
Theo chuyên gia Kirril Tremasov, khó có thể đạt được mức tăng trưởng GDP 2% trong năm nay mà có thể sẽ nằm ở khoảng từ 1,5% đến 2%.
Nhìn chung, các chuyên gia tin rằng tình hình kinh tế cuối cùng vẫn phải phụ thuộc nhiều vào giá dầu chứ không phải phụ thuộc vào các yếu tố tăng trưởng khác. Giá dầu trung bình trong tháng 1/2018 là 69 USD/thùng, tức là cao hơn 28% so với tháng 1 năm ngoái.
Giá dầu hiện tại thấp hơn một chút so với mức 69 USD, nhưng cơ bản vẫn ở mức khá cao so với năm ngoái, và với giá dầu như vậy thì nền kinh tế Nga có thể vượt qua bất kỳ khó khăn nào. Hôm 27/2, dầu thô thế giới giao dịch quanh mức 66-67 USD/thùng.
Sự ổn định tăng trưởng kinh tế Nga phụ thuộc vào giá năng lượng, hoạt động tiêu dùng, cũng như sự năng động của các hoạt động sản xuất. Xu hướng hiện nay trên thị trường “vàng đen” mang đến hy vọng rằng giá dầu có thể giữ ở mức trên 65 USD/thùng.
Thêm nữa là sự nỗ lực của các nước tham gia Hiệp ước năng lượng nhằm cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ. Theo ý kiến của các đại diện Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), các nhà sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông sẽ tuân thủ các nghĩa vụ cắt giảm sản lượng dầu cả sau năm 2018 nếu cần thiết./.
- Từ khóa :
- kinh tế nga
- mục tiêu tăng trưởng
- opec
- tăng trưởng gdp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo những sự kiện chính trong nền kinh tế Nga 2018 (Phần 2)
06:30' - 16/01/2018
Tiếp theo phần một, sau đây là chuỗi 5 trong 10 sự kiện chính sẽ diễn ra trong nền kinh tế Nga trong năm 2018, năm mà nước này sẽ có một nhiệm kỳ tổng thống mới và chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo những sự kiện chính trong nền kinh tế Nga 2018 (Phần 1)
05:30' - 16/01/2018
Hãng tin Ria Novosti dự đoán 10 sự kiện chính sẽ diễn ra trong nền kinh tế Nga trong năm 2018, năm mà nước này sẽ có một nhiệm kỳ tổng thống mới và chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga tiếp tục hứng chịu lệnh trừng phạt từ EU
11:12' - 15/12/2017
Ngày 14/12, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, cho đến tháng 7/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Dmitry Medvedev: Kinh tế Nga đã thoát suy thoái
13:58' - 01/12/2017
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhận định nền kinh tế Nga đã phục hồi từ suy thoái và bước vào giai đoạn tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng trong năm 2017 đạt mức của nhóm nước đã phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Tiêu dùng sẽ thúc đẩy kinh tế Nga năm 2018
21:24' - 30/11/2017
Ngân hàng Thế giới (WB) nói rằng nước Nga đang chứng kiến kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trông đợi trong ba năm tới, nhờ nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cải thiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.