Malaysia công bố khuôn khổ kinh tế mới
Ngày 27/7, Hãng thông tấn xã quốc gia Malaysia (Bernama) cho hay Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim đã công bố khuôn khổ kinh tế mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, qua đó giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
Ông Anwar, đồng thời là Bộ trưởng Tài chính đã thông báo về Sáng kiến "kinh tế Madani: Trao quyền cho người dân" và tuyên bố rằng đây là một kế hoạch toàn diện để giúp Malaysia giải quyết các thách thức kinh tế hiện nay, trong đó tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, cũng như tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Sáng kiến Madani có hai trọng tâm chính là tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đưa Malaysia trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
Sáng kiến kinh tế Madani đặt ra 7 mục tiêu trong 10 năm tới gồm: Malaysia nằm trong nhóm 30 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong 12 nước đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, thu nhập từ lao động chiếm 45% tổng thu nhập, gồm cả từ lao động và từ vốn, 60% phụ nữ tham gia lực lượng lao động, nằm trong số 25 nước có chỉ số phát triển con người hàng đầu thế giới, nằm trong số 25 nước đứng đầu về chỉ số nhận thức tham nhũng, thâm hụt tài khóa từ 3% trở xuống. Để hỗ trợ cho nhóm thu nhập trung bình và thấp, ông Anwar cho rằng cần cải cách cơ cấu kinh tế để tạo ra nhiều cơ hội việc làm, cải cách dịch vụ y tế, giáo dục và đảm bảo nguồn nhân lực, cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông công cộng và khả năng tiếp cận nhà ở giá rẻ cho tất cả người dân. Chính phủ Malaysia sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng tiền lương, xem xét lại mức lương tối thiểu, ban hành luật đảm bảo môi trường làm việc, giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài có tay nghề thấp. Chính quyền của ông Anwar dự định áp đặt các loại thuế cho lao động nước ngoài theo từng mức khác nhau, trong đó một phần tiền thuế sẽ được phân bổ cho các chương trình đào tạo tay nghề cho lao động địa phương. Ông phát biểu: "Chính phủ dự định thực hiện các loại thuế lao động nước ngoài theo từng mức, trong đó một phần tiền tăng thuế sẽ được phân bổ cho các chương trình tự động hóa và đào tạo cho lao động địa phương". Ông Anwar cho biết để đảm bảo công bằng xã hội, chính phủ sẽ ưu tiên cho nhóm có thu nhập thấp, đặc biệt là cung cấp học bổng và hỗ trợ giáo dục nội trú, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng chỉ có giáo dục chất lượng thì người dân mới thoát khỏi bẫy nghèo. Ngoài ra, chính phủ sẽ thực hiện chính sách công nghiệp theo từng vùng, chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất và đầu tư để giảm khoảng cách kinh tế giữa các bang. Những nỗ lực này bao gồm việc phát triển thung lũng Klang để tăng cường khả năng thu hút khách du lịch. Về tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động, ông Anwar cho biết chính phủ sẽ thực hiện các chương trình hỗ trợ, khuyến khích các bà mẹ tham gia lực lượng lao động, thành lập trung tâm chăm sóc trẻ em (tại nơi làm việc). Ngoài ra, chính phủ sẽ mở rộng mạng lưới bảo trợ xã hội, cụ thể Quỹ tiết kiệm (EPF), tổ chức an sinh xã hội (Socso) để hỗ trợ người dân trong độ tuổi lao động theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đặt ra mục tiêu thực hiện cải cách dịch vụ y tế thông qua các sáng kiến khác nhau, bao gồm mục tiêu dành 5% GDP cho chăm sóc sức khỏe, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng y tế.Thủ tướng Anwar nhấn mạnh rằng giáo dục là quyền cơ bản của mọi công dân và hệ thống giáo dục cần được tăng cường thông qua phối hợp với các cơ quan liên quan, cung cấp lộ trình học tập suốt đời để đáp ứng nhuu cầu học tập của người dân, từ trường đại học, trường dạy nghề…
Về cơ sở hạ tầng và chuyển đổi công cộng, ông Anwar cho biết sẽ tối ưu hóa hệ thống giao thông, tăng cường sử dụng xe điện, mở rộng các sân bay ở Penang và Subang… Ngoài ra, chính phủ cam kết rằng người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn sẽ được tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản, đặc biệt là nước và điện. Bên cạnh đó, chính phủ thông qua phân bổ ngân sách trị giá 800 triệu ringgit để triển khai các giải pháp đảm bảo cung cấp nước cho hai bang Kelantan và Sabah, đẩy nhanh các dự án đối phó với lũ lụt ở bang Kelantan, Pahang, Selangor và Johor. Chính phủ Malaysia cũng thúc đẩy chương trình cho vay, bảo lãnh tín dụng nhà ở (HCGS) thông qua việc cung cấp bảo lãnh tài chính lên tới 120% giá nhà. Tuy nhiên, ông Anwar cho rằng khuôn khổ kinh tế này chỉ hoạt động tốt thông qua hệ thống cung cấp dịch vụ hiệu quả, cùng sự hỗ trợ của tất cả các bên liên quan. Những cải cách trên là cần thiết nhằm giúp Malaysia đạt được các mục tiêu đề ra./.- Từ khóa :
- malaysia
- sáng kiến kinh tế
- tài chính
- thuế
- công nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Malaysia: Việt Nam và Malaysia đều đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong ASEAN
16:29' - 21/07/2023
Quan hệ Việt Nam – Malaysia ngày càng được thúc đẩy trên mọi lĩnh vực, bao gồm ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng, đặc biệt là từ sau khi hai bên thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2015.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
21:44' - 20/07/2023
Chiều 20/7, ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
-
DN cần biết
Việt Nam là điểm đến lý tưởng để du lịch kết hợp làm việc từ xa
16:32' - 28/06/2023
Chuyên trang du lịch The Travel của Canada đã lựa chọn 10 quốc gia lý tưởng hàng đầu có giá cả phải chăng để làm việc từ xa trên toàn thế giới; trong đó có Việt Nam góp mặt ở vị trí thứ 7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng: Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc
12:59'
Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông qua luật thuế giá trị gia tăng
12:57'
Theo Tân Hoa xã, ngày 25/12, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) đã bỏ phiếu thông qua luật thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ tái cơ cấu ngành hóa dầu
09:53'
Chính phủ Hàn Quốc mới công bố các biện pháp được trông đợi từ lâu nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành hóa dầu Hàn Quốc, vốn đã chứng kiến lợi nhuận giảm.
-
Kinh tế Thế giới
10 SỰ KIỆN THẾ GIỚI NỔI BẬT NĂM 2024 DO TTXVN BÌNH CHỌN
06:19'
TTXVN trân trọng giới thiệu 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024
21:38' - 24/12/2024
Trong năm 2024, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với một số thách thức lớn, như xung đột địa chính trị tiếp diễn, lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao, thiên tai và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tái khẳng định kế hoạch luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol
18:25' - 24/12/2024
Ngày 24/12, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tái khẳng định phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể tiến hành chỉ với 6 thẩm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu "loay hoay" với bài toán thuế điện
16:14' - 24/12/2024
Các quốc gia châu Âu cần phải tìm cách giảm thuế đối với điện để khôi phục năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế toàn cầu trước những ngã rẽ
14:52' - 24/12/2024
Nền kinh tế toàn cầu vừa mới bắt đầu vượt qua được những hậu quả của đại dịch COVID-19, một loạt thách thức mới đã xuất hiện cho năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà hàng tại Hong Kong (Trung Quốc) mong đợi sự bùng nổ vào dịp Giáng sinh
11:59' - 24/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), doanh số dịch vụ ăn uống ở Hong Kong trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sẽ tăng 10% so với cùng kỳ năm trước vì nhiều nhà hàng đã kín chỗ.