Mâu thuẫn thương mại sẽ khiến cả Nhật Bản và Hàn Quốc gánh chịu thiệt hại
Ông Cho Kyung-yup, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI), ngày 10/7 công bố kết quả phân tích những ảnh hưởng kinh tế từ mâu thuẫn thương mại Hàn-Nhật tại một buổi hội thảo do Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI) tổ chức.
* Ước tính thiệt hại nặng nề về kinh tếNhà nghiên cứu Cho Kyung-yup dự báo nếu các biện pháp siết chặt xuất khẩu của Nhật Bản khiến doanh nghiệp Hàn Quốc thiếu 30% nguồn nguyên liệu sản xuất chip bán dẫn, thì Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của “xứ Kim chi” sẽ giảm 2,2%, trong khi GDP của Nhật Bản giảm 0,04%.Trong trường hợp Seoul đáp trả tương tự bằng việc siết chặt quy chế xuất khẩu với Tokyo, thì GDP của cả Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giảm lần lượt 3,1% và 1,8%. Nếu tình hình diễn biến xấu hơn nữa, dẫn đến việc doanh nghiệp Hàn Quốc thiếu tới 45% nguyên liệu sản xuất chip bán dẫn, thì GDP của Hàn Quốc sẽ giảm 4,2%. Trường hợp Hàn Quốc đáp trả bằng cách siết chặt quy chế xuất khẩu với Nhật Bản thì GDP của nước này có thể giảm tới 5,4%.
Nếu mâu thuẫn giữa hai quốc gia gia tăng và trở thành chiến tranh thương mại, hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp điện, điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giảm lần lượt 20,6% và 15,5%. Ngược lại, sản xuất của Trung Quốc sẽ tăng 2,1%, giành vị trí độc quyền.Theo chuyên gia nghiên cứu Cho Kyung-yup, mâu thuẫn thương mại Hàn-Nhật khác với các cuộc chiến tranh thương mại thông thường chỉ đối đầu về thuế qua. Biện pháp của Tokyo mang tính chất kiểm soát xuất khẩu nguyên liệu trung gian thiết yếu đối với ngành công nghiệp chủ lực của đối phương, nên mâu thuẫn sẽ có thể diễn biến nghiêm trọng theo hướng phá hủy mạng lưới cung cấp, dẫn tới thay đổi cấu trúc thương mại của Hàn Quốc.Mặt khác, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc Kwon Tae-shin chỉ ra rằng biện pháp trả đũa của Tokyo sẽ tác động to lớn tới toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, không chỉ có các doanh nghiệp lớn như Samsung, SK Hynix, mà còn cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đặc biệt, điều này sẽ là một yếu tố rủi ro mới, có thể kéo nền kinh tế Hàn Quốc đi xuống, trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng ì ạch do tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự sụt giảm năng suất.
* Đối sách của “xứ Kim chi”Sau khi Chính phủ Hàn Quốc lên tiếng với truyền thông quốc tế về các biện pháp siết chặt quy định xuất khẩu của Nhật Bản, các quan chức cấp cao ngành ngoại giao và thương mại của Hàn Quốc đã liên tiếp có kế hoạch tới Mỹ. Cụ thể, Vụ trưởng Kinh tế, Ngoại giao song phương thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Hee-sang đã đến Washington (Mỹ) vào ngày 10/7 (giờ địa phương) và gặp Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách tài chính quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ Roland de Marcellus trong ngày 11/7 để thảo luận về chủ đề nghị sự cho cuộc họp kinh tế cấp cao Hàn-Mỹ dự kiến diễn ra vào nửa cuối năm nay.Chủ đề nghị sự chính là mở rộng hợp tác kinh tế song phương, an ninh năng lượng. Tuy nhiên, hai bên được cho là đã thảo luận về biện pháp siết chặt xuất khẩu ba mặt hàng nguyên liệu công nghệ cao của Tokyo sang Seoul.
Ngoài ra, Vụ trưởng Kim cũng sẽ gặp Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Marc Knapper và giải thích những tác động từ biện pháp siết chặt quy chế xuất khẩu nguyên liệu sản xuất chíp bán dẫn của Nhật Bản. Hãng điện tử Samsung và SK Hynix hiện đang nắm giữ đến 70% thị phần chip DRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động) trên thế giới.Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee sắp tới cũng có kế hoạch sang Mỹ để giải thích lập trường của Chính phủ Hàn Quốc. Việc các quan chức cấp cao liên tiếp đến thăm Mỹ là nhằm giải thích về biện pháp trả đũa không thỏa đáng của Tokyo và để lôi kéo sự ủng hộ của Washington.
Trong khi đó, Một số nguồn tin ngoại giao từ Washington cho biết Mỹ vẫn đang duy trì nguyên tắc nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác Hàn-Mỹ-Nhật, bởi Washington vẫn nhận định hạn chế về tác động từ quy chế siết chặt nhập khẩu của Nhật Bản đối với kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ được cho là đang chú trọng đến vấn đề này. Trong bối cảnh này, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ David Stilwell sắp có chuyến thăm bốn nước, trong đó có Hàn Quốc và Nhật Bản, từ ngày 11/7 đến 17/7, thu hút sự quan tâm tới việc liệu Mỹ sẽ đứng ra đóng vai trò hòa giải giữa hai bên hay không.Mặt khác, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định ba nước Hàn-Mỹ-Nhật phải hợp tác chặt chẽ với nhau để phi hạt nhân hóa Tiều Tiên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Doanh số bán của các hãng xe Nhật Bản tăng mạnh tại thị trường Hàn Quốc
19:10' - 14/07/2019
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang gia tăng sự hiện diện tại thị trường Hàn Quốc nhờ các mẫu xe lai ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm cách hòa giải Hàn Quốc và Nhật Bản
09:59' - 12/07/2019
Ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết Washington sẽ làm “tất cả những gì có thể" để tăng cường quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như quan hệ giữa 3 nước.
-
Ý kiến và Bình luận
GDP Hàn Quốc có thể giảm tối đa 5,4% nếu đáp trả Nhật Bản về kinh tế
17:35' - 10/07/2019
Nếu mâu thuẫn giữa hai nước lan rộng trở thành chiến tranh thương mại, sản lượng của ngành công nghiệp điện, điện tử Hàn Quốc sẽ bị giảm 20,6%, của Nhật Bản giảm 15,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cảnh báo tranh cãi thương mại với Nhật Bản có thể kéo dài
17:29' - 10/07/2019
Căng thẳng giữa hai nước gia tăng sau khi Chính phủ Nhật Bản ngày 4/7 bắt đầu siết chặt các quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản “tăng nhiệt” căng thẳng
11:27' - 10/07/2019
Những căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục “nóng” lên sau khi cả hai nước đều có những động thái và phát biểu khá cứng rắn, bảo vệ lập trường của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.